Vậy Tổng thống Nga được lợi gì khi chìa tay giúp đỡ người tiết lộ các tài liệu bí mật của Cơ quan An ninh quốc gia Mỹ (NSA)? Đặc biệt là khi – ít nhất là đến thời điểm này – không có dấu hiệu nào cho thấy tình báo Nga đã thẩm vấn “kẻ đào tẩu” Mỹ.
Fyodor Lukyanov, một người chuyên quan sát Kremlin, hồi tháng trước đã bình luận rằng việc để cho Snowden vào Nga sẽ giống như việc “biến một cơn đau đầu nhẹ thành một chứng đau nửa đầu”.
Vậy tại sao Putin lại chuốc lấy chứng đau đầu nặng này?
Trước hết là bởi vì Putin có thể đơn giản là không cưỡng lại được một hành động mà không chỉ khiến cho Washington bẽ mặt mà còn nhắc nhở rằng Nga, chứ không phải Mỹ, giờ đang ngồi ở ghế lái trong mối quan hệ đông – tây của hai nước.
Thứ hai, vì các cuộc thăm dò ý kiến đáng tin cậy nhất cho thấy, đa số người Nga nghĩ Snowden nên được cho tị nạn lâu dài ở Nga. Điều đó có nghĩa là sự hiện diện của người tuýt còi Mỹ có thể là một yếu tố giành phiếu bầu cho Putin, người vốn đang nhắm tới một nhiệm kỳ thứ 4, sau cuộc bầu cử năm 2018.
Thứ ba là bởi làm như vậy sẽ khiến các đối thủ của Mỹ hài lòng. Như Lukyanov nhận định: “Nếu Putin có quan tâm đến điều gì thì đó chính là cách Thế giới thứ ba nghĩ về Nga. Và Thế giới thứ ba coi Snowden như một người hùng đã tiết lộ tin mật của Mỹ ra ngoài. Putin rất nhạy cảm với điều đó. Có quá nhiều thiệt hại nếu không làm như vậy”.
Cuối cùng, Putin đã nhìn thấy cơ hội tấn công vào trung tâm sự kình địch Mỹ – Nga: cuộc chiến về hồ sơ nhân quyền của hai bên. Ở khía cạnh này, Snowden là món quà Giáng sinh sớm của Putin. Ông có thể đưa Snowden ra như một đèn hiệu cho những ai cáo buộc Nga ngược đãi tự do cá nhân.
Putin hẳn biết rằng, thả Snowden ra sẽ là trêu tức Mỹ – một cách nhìn nhận mà Nhà Trắng đã xác nhận trong tuyên bố ngày 7/8.
Putin hẳn biết rằng, thả Snowden ra sẽ là trêu tức Mỹ – một cách nhìn nhận mà Nhà Trắng đã xác nhận trong tuyên bố ngày 7/8.
Giới quan sát nhận định rằng cơn đau đầu này sẽ có lợi cho Putin. Và ngay cả chứng đau nửa đầu thì cũng chỉ là một cái giá rất nhỏ mà Putin trả cho việc cướp ánh đèn sân khấu khỏi tay Mỹ.
Một cú sẩy chân trong quan hệ Moscow – Washington càng làm tăng thêm khó khăn trong việc đoán biết ý định của Putin.
George W. Bush hồi năm 2001 tuyên bố đã nhìn vào mắt nhà lãnh đạo Nga và “có thể phán đoán được tâm hồn ông”. Liệu khi đó vị Tổng thống Mỹ có thể nhìn thấy rằng, 6 năm sau, Putin sẽ làm kinh ngạc Hội nghị An ninh Munich hàng năm bằng một bài phát biểu nảy lửa chỉ trích Mỹ. Ông lên án hành động quân sự của Mỹ ở Trung Đông là ‘đơn phương” và “bất hợp pháp”, nói rằng Washington đã tạo ra bất ổn toàn cầu. “Họ đưa chúng ta đến vực thẳm của hết cuộc xung đột này đến cuộc xung đột khác”, ông Putin nói.
Sau khi Snowden rời Hongkong tới Moscow vào tháng 6, Putin nhanh chóng tỏ dấu hiệu ông không có thời gian dành cho cựu nhà thầu tình báo Mỹ và bày tỏ hy vọng Snowden sẽ sớm lên đường tới Havana.
Hiểu sai lập trường của Putin, Washington chọn cách đối xử với Snowden như một quân cờ, phong tỏa mọi hành động có thể tiếp theo của anh ta bằng cách phát lệnh try nã và chặn đường mọi ngả bay.
Đây là một nước cờ đầu dễ hiểu. Nhưng Putin đã làm chính xác những gì Nhà Trắng hy vọng ông không làm. Cơ quan Nhập cư liên bang Nga không chỉ cho Snowden tị nạn tạm thời 1 năm mà còn xử lý giấy tờ trong một khoảng thời gian nhanh kỷ lục – đúng 2 tuần, so với bình thường là khoảng 3-6 tháng.
Snowden hiện đang sống ở một địa điểm bí mật đâu đó thuộc Moscow, làm khách của những người Mỹ xa xứ và bắt đầu một cuộc sống mới tha hương trên đất Nga.
Snowden hiện đang sống ở một địa điểm bí mật đâu đó thuộc Moscow, làm khách của những người Mỹ xa xứ và bắt đầu một cuộc sống mới tha hương trên đất Nga.
(SH)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét