CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996               CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996               CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996                                  TIN TỔNGHỢP                     GIÃ SỬ                         QUÂNSỰ                    CHUYỆN LẠ              WEB                                    

Thứ Bảy, 22 tháng 6, 2013

Ba ’nguyên tắc vàng’ chọn mỹ nam của Võ Tắc Thiên


(Thâm cung bí sử) - Trẻ tuổi, khôi ngô, tráng kiện là ba điều kiện tất yếu trong việc chọn lựa mỹ nam của vị nữ hoàng lừng danh lịch sử Trung Quốc - Võ Tắc Thiên. Trước là để thỏa mãn nhu cầu, sau là phù hợp với sở thích. Điều đáng nói là, có phải một người đàn ông chỉ cần thỏa mãn những điều kiện nêu trên là có thể trở thành nam sủng của Võ Tắc Thiên hay không?
anh minh hoa

Trong xã hội phong kiến, một xã hội trọng nam khinh nữ, đàn ông có thể đường đường chính chính năm thê bảy thiếp. Trong khi đó, giống như một món đồ trong tay những người đàn ông, phụ nữ cùng với người, vài chục người, vài trăm người, thậm chí là vài ngàn người cùng chung một người đàn ông.
Thực tế, bản chất của vấn đề nằm ở một chữ “quyền”. Trong một xã hội nam quyền, những quyền lợi của người phụ nữ là do người đàn ông quy định và ban phát. Tuy nhiên, trong tiến trình lịch sử, cũng có lúc, đàn ông “ngủ gật” và người phụ nữ nắm giữ quyền lực.
Tuy nhiên, ngay cả những lúc ấy, do sự đè nén lâu dài của những quan niệm về lễ giáo truyền thống trong xã hội phong kiến, người phụ nữ cũng không hề dám khoa trương trong việc chiếm đoạt những người đàn ông giống như họ đã từng làm với phụ nữ.
Ngược lại, người phụ nữ lại luôn phải giấu giếm và vụng trộm. Chính vì thế, khi người phụ nữ đã cầm quyền thì việc tìm kiếm “nam sủng” hay nói cách khác là những tình nhân bí mật vẫn là phương thức tối ưu nhằm thỏa mãn những nhu cầu của họ.
Trong lịch sử, những người phụ nữ có quyền lực bí mật tuyển mộ nam sủng là chuyện không hiếm gặp. Chẳng hạn như hoàng hậu Giả Nam Phong thời Tây Tấn, không những dâm loạn với quan thái y Lệnh Trình Cứ mà còn sai người đi khắp nơi để tìm kiếm những “tiểu lại” (quan nhỏ, phụ việc) “có dùng mạo khôi ngô, tuấn tú và tráng kiện”.
Thời Bắc Ngụy cũng có Phùng Thái hậu, đầu tiên là sủng ái Dịch, sau đó lại cho phép Vương Duệ thoải mái ra vào phòng ngủ, tiếp đó, Lý Xung cũng được cho gọi vào diện kiến ở sau rèm. Thời Bắc Tề cũng có Hồ Thái hậu, “ngoại tình với cả sư tăng”…
Võ Tắc Thiên trên phim
Võ Tắc Thiên trên phim
So với những người phụ nữ này, Võ Tắc Thiên là người duy nhất lên ngôi hoàng đế, nghĩa là người phụ nữ duy nhất bước lên tới đỉnh cao của quyền lực thời phong kiến. Vì thế, việc chiêu nạp nam sủng của Võ Mị Nương cũng có chút khác biệt so với các bậc tiền nhân.
Có thể nói, Võ Tắc Thiên tuyển chọn nam sủng chủ yếu là nhằm mục đích thỏa mãn nhu cầu tình dục. Điều này có liên quan khá mật thiết tới đặc điểm nhu cầu tình dục khá lớn ở những người phụ nữ của gia tộc họ Võ. Khi mẹ ruột của Võ Tắc Thiên – Vinh Quốc Phu nhân (sau này đổi lại làm Thái Nguyên Vương phi) đã 88 tuổi nhưng nhu cầu tình dục vẫn rất lớn.
Tới mức, Vinh Quốc Phu nhân đã loạn luân với đứa cháu ngoại của mình là Hạ Lan Mẫn. Điều này được ghi chép rất rõ trong sách “Cựu Đường Thư”: “Mẫn tuổi còn trẻ lại khôi ngô tuấn tú, vì thế được đưa tới hầu hạ Vinh Quốc Phu nhân”.
Sách “Tân Đường Thư” cũng có ghi chép tương tự. Ngay cả một người chấp bút nổi tiếng cẩn thận như sử gia Tư Mã Quang cũng viết trong sách “Tư trị thông giám” rằng: “Mẫn khôi ngô tuấn tú vì thế được đưa cho Thái Nguyên Vương phi”.
Từ đó, có thể thấy, việc Vinh Quốc Phu nhân loạn luân với cháu bên họ ngoại của mình hoàn toàn không phải là chuyện bịa đặt. Một người phụ nữ khác trong gia tộc họ Võ tiêu biểu cho đặc điểm này chính là Thái Bình Công chúa, con gái ruột của Võ Tắc Thiên.
Chẳng phải ngẫu nhiên mà những cuộc tình đình đám của cô công chúa nổi danh triều Đại Đường vẫn còn được lưu lại cho tới ngày nay. Ngoài ra, còn phải kể đến chị gái của Võ Tắc Thiên – Hàn Quốc Phu nhân, cháu gái Ngụy Quốc Phu nhân,…
Họ đều là những người phụ nữ không chịu sống trong cảnh chăn đơn gối chiếc, ngược lại, sẵn sàng vượt thoát khỏi mọi rào cản của lễ giáo để thỏa mãn những nhu cầu bản năng của một người phụ nữ. Trong một gia tộc như vậy, Võ Tắc Thiên hoàn toàn không phải là ngoại lệ.
Võ Tắc Thiên vào cung năm 14 tuổi. Sử chép: “Đường Thái Tông nghe tiếng Võ Mị Nương xinh đẹp, mới triệu vào cung”. Từ đây, có thể khẳng định, một ông vua xuất thân võ tướng như Đường Thái Tông tuyệt đối sẽ không bỏ qua một mỹ nữ xinh đẹp như Võ Mị Nương.
Tuy nhiên, Võ thị từ nhỏ tính cách đã mạnh mẽ khác người, hoàn toàn không có sự dịu dàng của những người phụ nữ bình thường do chẳng bao lâu sau, Võ Mị Nương đã bị Đường Thái Tông gạt sang một bên, phải chịu cảnh cô đơn ghẻ lạnh trong suốt hơn 20 năm.
Cũng chính vì thế, trong suốt 20 năm ấy, Võ Tắc Thiên không hề có con, tước vị cũng chỉ là tài nhân. Sau khi Đường Thái Tông chết, Võ Tắc Thiên xuất gia, sau đó cải giá lấy Đường Cao Tông. Đường Cao Tông có 8 người con trai, 4 người con gái.
Trong đó, 4 người con trai sau và 2 người con gái sau đều là do Võ Tắc Thiên sinh. Chỉ riêng số lượng con mà Võ Tắc Thiên sinh ra cũng đủ chứng tỏ nhu cầu chăn gối của Võ Thị không hề ít. Những năm cuối đời, Đường Cao Tông mắc rất nhiều bệnh, cơ thể suy nhược.
Điều này khiến nhu cầu chăn gối của Võ Tắc Thiên gần như không được đáp ứng. Tuy nhiên, đây cũng là thời kỳ mà Võ Tắc Thiên dồn hết mọi tâm trí và sức lực cho việc đoạt quyền, chính vì thế, ở giai đoạn này, người ta chưa thấy Võ Tắc Thiên bộc lộ sự dâm loạn của mình.
Quyền lực là một thứ viagra đối với đàn ông, nhưng với phụ nữ, nó cũng là thứ thuốc kích thích rất mạnh. Một người quyền lực càng lớn, địa vị càng cao thì việc thể hiện dục vọng càng mãnh liệt. Năm Hoằng Đạo thứ nhất, tức năm 683, Đường Cao Tông bạo bệnh qua đời, Võ Tắc Thiên độc bá triều chính.
Lúc này, khi cuộc đấu tranh giành quyền lực đã kết thúc, cơ thể được thả lỏng, nhu cầu bản năng vốn trước kia bị khuất lấp bởi những kế hoạch, mưu mô nay lại trở về. Vì thế, có thể nói, việc tuyển chọn nam sủng là điều tất yếu đối với một quả phụ nữ Võ Tắc Thiên.
Tiết Hoài Nghĩa, Thẩm Nam Cù, Trương Dịch Chi, Trương Xương Tông,… lần lượt trở thành các sủng nam hầu hạ ngày đêm bên cạnh vị nữ hoàng duy nhất trong lịch sử. Dưới gầm trời này, không có đất nơi nào không thuộc về vua, dân dưới gầm trời này không có ai không phải là thần dân của vua.
Tuy nhiên, đàn ông trong thiên hạ Đại Đường lúc bấy giờ nhiều vô số kể và những người hy vọng có một ngày trở thành người tình bí mật của nữ hoàng họ Võ cũng không ít? Vậy, nữ hoàng Võ Tắc Thiên làm thế nào để chọn lựa cho mình một người tình xứng đáng trong vô vàn những ứng cử viên như vậy?
Những nam sủng của Võ Tắc Thiên tất thảy đều là những mỹ nam, nghĩa là những người đàn ông khôi ngô, tuấn tú. Từ những mô tả trong sử sách, có thể thấy rất rõ điều này. Tiết Hoài Nghĩa, người tình đầu tiên và cũng là một trong những người tình nổi tiếng bậc nhất của Võ Tắc Thiên được mô tả trong “Cựu Đường Thư” là một người đàn ông tướng mạo bất phàm, cao lớn, uy vũ hơn người.
Về Thẩm Nam Cù, sử liệu không ghi chép nhiều về dáng vẻ bề ngoài cũng như tướng mạo. Tuy nhiên, có thể đoán định rằng, họ Thẩm được lựa chọn vào chốn hậu cung để chuyên trị bệnh cho hoàng đế, hoàng hậu và những nhân vật hoàng thân quốc thích khác thì chắc chắn phải là một người đàn ông nho nhã, ôn hòa và đặc biệt là dịu dàng.
Về Chương Dịch Chi, sách “Cựu Đường Thư” có chép: “Tuổi ngoài đôi mươi, mặt đẹp, da trắng như con gái”. Về Trương Xương Tông, sách này cũng mô tả là “khuôn mặt đẹp tựa như hoa sen”. Có thể nói, anh em họ Trương là những người đàn ông rất điển trai, theo cách nói của người hiện đại. Ngoài ra, theo như sách Cựu Đường Thư thì:
“Thiên hậu (chỉ Võ Tắc Thiên) mệnh lệnh tuyển chọn những thiêu niên trắng trẻo, xinh đẹp để làm người hầu hạ bên cạnh mình”. Từ đây, có thể khẳng định, nguyên tắc số một để chọn mỹ nam của Võ Tắc Thiên chính là trẻ tuổi và có khuôn mặt khôi ngô, tuấn tú.
Sủng nam của Võ Tắc Thiên đều là những người đàn ông khỏe mạnh. Sách “Cựu Đường Thư” có chép: Tiết Hoài Nghĩa “có tài đặc biệt, có thể phục vụ bên cạnh (thái hậu) được”. Vì thế, sau khi Võ Tắc Thiên thử qua đã “rất vui”. Tiết Hoài Nghĩa vì thế mà ngày càng được sủng ái.
Sau khi Tiết Hoài Nghĩa thất sủng, Thẩm Nam Cù chính là người thay thế. Sách “Đường sử diễn nghĩa” có chép: “Nam Cù có khả năng trong chuyện phòng the, không hề kém Tiết Hoài Nghĩa, Võ Tắc Thiên vì thế mà rất thích”.
Mặc dù đây chỉ là một cuốn “diễn nghĩa”, có nhiều chi tiết hư cấu, song theo lý thì việc Nam Cù có khả năng rất tốt trong chuyện phòng the là rất đáng tin.  Tới lượt anh em họ Trương, Võ Tắc Thiên ban đầu rất vừa lòng với khả năng phòng the của Trương Xương Tông. Sau đó, nghe nói “khả năng” của Dịch Chi còn lợi hại hơn cả anh, Võ Tắc Thiên liền cho triệu kiến Xương Tông và ngay lập tức Trương Xương Tông được sủng ái.
Ngoài ra, sách “Cựu Đường Thi” cũng có chép: “Quan trưởng sử Hầu Tường Vân cơ thể khỏe mạnh, sức mạnh còn hơn cả Tiết Hoài Nghĩa, nhờ vậy mà được gọi tới phục vụ Võ Tắc Thiên”. Từ những ghi chép nêu trên, có thể khẳng định, Võ Tắc Thiên khi chọn “nam sủng” rất quan tâm tới khả năng chăn gối của các ứng viên.
Trẻ tuổi, khôi ngô, tráng kiện là ba nguyên tắc quan trọng số 1 trong việc tuyển chọn mỹ nam của  Võ Tắc Thiên. Trước là vì nhu cầu, sau là để thỏa mãn sở thích. Tuy nhiên, điều đáng nói là, những người đàn ông đáp ứng đủ 3 điều kiện nêu trên liệu có thể trở thành nam sủng của nữ hoàng họ Võ hay không?
Câu trả lời không phải là chắc chắn. Chẳng phải nói đâu xa, đơn cử như văn nhân nổi tiếng đời Đường – Tống Chi Vấn đã bị Võ Tắc Thiên hắt hủi mặc dù hội đủ các tố chất cần thiết của một “nam sủng”. Sách “Tân Đường Thư” chép rằng, Tống Chi Vấn là một người tướng mạo khôi ngô, lại có tài hùng biện.
Có thể nói là tố chất của họ Tống không tồi, có thể đáp ứng được yêu cầu của nữ hoàng họ Võ. Vì thế khi Võ Tắc Thiên hạ lệnh tuyển chọn những thiếu niên khôi ngô, tuấn tú để làm người hầu hạ bên cạnh mình thì Tống Chi Vấn đã rục rịch muốn có ngày được “tựa mình rồng” nên đã viết một bài thơ để thể hiện sự ngưỡng mộ của mình với nữ hoàng.
Tuy nhiên, sau khi Võ Tắc Thiên xem xong bài thơ, lạnh lùng nói: “Ta không phải không biết Chi Vấn có tài, tuy nhiên, người này miệng có vấn đề”. Hóa ra, Tống Chi Vấn bị viêm lợi, miệng nói thường có mùi hôi khó chịu.
Vì thế, dù Tống Chi Vấn tuấn tú lại tài hoa, song Võ Tắc Thiên vẫn không chịu chọn họ Tống làm sủng nam của mình. Tống Chi Vấn vì thế mà cả đời cảm thấy hổ thẹn.
Thực tế, việc Võ Thiên từ chối Tống Chi Vấn, ngoài nguyên nhân “hôi miệng”, còn có nguyên nhân khác là do họ Tống quá lộ liễu. Võ Tắc Thiên lúc bấy giờ tuy đã là hoàng đế và dù có thích có sủng nam, song dù sao thì Võ thị vẫn là phụ nữ, do vậy vẫn muốn có sự kín đáo nhất định.
Tuy nhiên, Tống Chi Vấn lại là văn nhân, thích khoe khoang, cực đoan hóa mọi chuyện. Một người vừa có khiếm khuyết về mặt sinh lý, lại không biết kín miệng như vậy chẳng cần nói tới là Võ Tắc Thiên, một người phụ nữ thông thường dù có thích họ Tống thế nào đi nữa cũng không dám qua lại với ông ta.
Thực ra, không chỉ có Tống Chi Vấn, phàm là những người công khai tự tiến cử, bất luận là phụ thân tiến cử con hoặc tự mình tiến cử là “khôi ngô tuấn tú”, “tuổi trẻ tài cao” hay “công phu hơn người”,… đều bị Võ Tắc Thiên nhất loạt từ chối.
Ngay cả chiếu chỉ “tuyển chọn những thiếu niên xinh đẹp để đưa vào cung hầu hạ” sau khi bị các đại thần khuyên ngăn cũng đã được Võ Tắc Thiên hủy bỏ. Từ đó, có thể thấy, khi tuyển chọn nam sủng, Võ Tắc Thiên rất chú ý tới ảnh hưởng của nó tới uy tín và quyền lực của mình.
Do ảnh hưởng từ đặc tính di truyền của gia tộc, lại bị kích thích bởi việc quyền lực vô hạn của một nữ hoàng đế, nhu cầu gần gũi đàn ông của Võ Tắc Thiên những năm cuối đời rất lớn. Tuy nhiên, cho tới khi nhắm mắt xuôi tay, Võ Tắc Thiên trước sau cũng chỉ có 4 nam sủng mà thôi.
Tiết Hoài Nghĩa là do cô con gái Thiên Kim Công chúa bí mật dâng tặng. Trương Xương Tông là do Thái Bình Công chúa tiến cử, Trương Dịch Chi là do chính Trương Xương Tông giới thiệu còn Thẩm Nam Cù chính là người tình bí mật của Võ Tắc Thiên.
Hơn nữa, sau khi 4người này nhập cung, hoàn toàn không gây ra bất cứ thiệt hại hay ảnh hưởng nào đáng kể đối với triều Đại Chu do Võ Tắc Thiên xây dựng. Ngược lại, nhờ chuyện chăn gối được thỏa mãn, Võ Tắc Thiên càng như trẻ mãi không già, thi triển được hết tài năng trị quốc của mình.
Trên thực tế, ngoài việc thỏa mãn những nhu cầu bản năng, việc chiêu nạp các nam sủng của Võ Tắc Thiên còn đáp ứng nhu cầu về mặt chính trị. Võ Tắc Thiên cả đời theo đuổi quyền lực, đặc biệt là giai đoạn trước khi xưng đế và giai đoạn về già.
Với một người ôm mộng nắm giữ quyền lực tối thượng như Võ thị, rất cần có những người tâm phúc giúp đỡ mình những công việc bí mật. Trong tình huống đó, những người đầu gối tay ấm với Võ Tắc Thiên không phải nghi ngờ gì chính là những người đáng tin nhất.
Chẳng hạn, Võ Tắc Thiên để cho Tiết Hoài Nghĩa giả làm tăng nhân, rồi lệnh cho Tiết viết “Đại Vân Kinh”, tuyên truyền rằng, Võ Tắc Thiên là do Di Đà sinh ra. Đây là bước đi nhằm xây dựng nền móng cho việc xưng đế một cách hợp lý của Võ Tắc Thiên.
Sau đó, Võ Tắc Thiên lại phong cho Trương Xương Tông làm Tu sử sứ, làm nhiệm vụ viết cuốn “Tam giáo chu anh”. Theo lệnh của Võ Tắc Thiên, Trương Xương Tông đã tập hợp 26 người, đều là những danh sĩ nổi tiếng đương thời để tổ chức biên soạn cuốn sách.
Thực tế, việc biên soạn cuốn sách chỉ là phụ, mục đích thật sự của Võ Tắc Thiên là muốn bồi dưỡng đội ngũ cận thần tương lai của triều Đại Chu…
Có thể nói, nếu như không có sự giúp đỡ của những “nam sủng”, Võ Tắc Thiên chưa chắc đã lên ngôi hoàng đế một cách dễ dàng. Không có nam sủng, Võ Tắc Thiên chắc gì đã giữ được sự trẻ trung, sức sống và tinh lực để làm những công việc vốn xưa nay chỉ dành cho đàn ông: Làm chúa tể thiên hạ.
Về điểm này, với tư cách là người hưởng lợi một cách trực tiếp, Võ Tắc Thiên biết rất rõ, do vậy mà càng thêm sủng ái, cưng chiều các nam sủng của mình. Đây cũng chính là lý do mà người ta thấy Võ Tắc Thiên không hề ngần ngại trong việc phong quan thưởng tước cho những tình nhân của mình.
Võ Tắc Thiên ban đầu phong cho Tiết Hoài Nghĩa làm Lương Quốc Công, sau đó lại đổi lại là Ngạc Quốc Công, ban tặng cho Tiết đủ thứ vinh hoa phú quý. Nếu như không phải vì Tiết Hoài Nghĩa ghen tuông, dùng lửa đốt cháy Minh Đường thì hẳn Võ Tắc Thiên không nỡ lòng nào xuống tay với y.
Về sau, khi anh em Trương Xương Tông và Trương Dịch Chi đắc sủng cũng quyền lực khuynh đảo triều chính một thời. Ngay cả Võ Thừa Tự, Võ Tam Tư là cháu ruột của Võ Tắc Thiên cũng phải tranh nhau cầm cương dắt ngựa cho hai anh em họ Trương. Có thể nói, Võ Tắc Thiên thực sự hết lòng hết nghĩa với những người tình của mình.
Tuy nhiên, cũng vì chuyện nam sủng, Võ Tắc Thiên bị người đời dị nghị. Nhiều người vì chuyện nam sủng mà gọi Võ Tắc Thiên là người phụ nữ dâm loạn, lăng loàn, thậm chí có người còn viết hẳn một cuốn sách nhằm bêu xấu Võ Tắc Thiên, xóa bỏ mọi công lao của Võ Tắc Thiên đã làm được.
Thực ra, dù nhu cầu về mặt sinh lý của Võ Tắc Thiên rất lớn, song trong suốt cả cuộc đời mình, mặc dù ngôi trên ngai vàng với quyền lực tột đỉnh, Võ thị cũng chỉ có 4 người tình. So với những Đường Thái Tông, Đường Cao Tông, Đường Huyền Tông thì đó chỉ là một số vô cùng nhỏ.
Thêm nữa, khi Võ Tắc Thiên chọn nam sủng, Đường Cao Tông đã qua đời. Võ Tắc Thiên lúc bấy giờ là quả phụ, độc thân, việc tìm kiếm một người bạn khác giới là chuyện bình thường, không thể nói như vậy là dâm loạn được.
Năm Thần Long thứ nhất, tức năm 705, Trương Dịch Chi phát động chính biến, giết anh em họ Trương, bức Võ Tắc Thiên phải thoái vị, nhà Đường của họ Lý được khôi phục trở lại. Sau hơn nửa thế kỷ đứng trên đỉnh cao của danh vọng và quyền lực, cuối cùng, Võ Tắc Thiên cũng không tránh được kết cục bi kịch.
Mất đi quyền lực, lại không có ai bên cạnh chăm sóc, an ủi, một phụ nữ đã ngoài 80 như Võ Tắc Thiên đương nhiên suy sụp rất nhanh. Tháng 11 năm đó, Võ Tắc Thiên bạo bệnh qua đời. Sau khi chết, Võ thị được chôn cùng với Đường Cao Tông trong Càn Lăng.
Trước cửa vào Càn Lăng có 2 tấm bia bằng đá, một tấm dành cho Đường Cao Tông và một tấm dành cho Võ Tắc Thiên. Tuy nhiên, tấm bia dành cho Võ Tắc Thiên không hề có chữ.
Người ta nói rằng, việc dành cho Võ Tắc Thiên một tấm bia không chữ là sự trừng phạt đối với những gì bà đã làm. Song điều đó cũng có nghĩa là, công hay tội của Võ Tắc Thiên sẽ do thời gian trả lời.
  • Phong Nguyệt

Bí mật về khả năng tình dục Võ Tắc Thiên?


Trong lịch sử các vương triều phong kiến Trung Quốc, có một vị nữ hoàng đế để lại nhiều suy nghĩ cho bậc hậu thế, đó là Võ Hậu - Võ Tắc Thiên. Võ Tắc Thiên không chỉ nổi tiếng bởi là vị nữ hoàng đế duy nhất Trung Quốc mà bà còn được biết đến với khả năng tình dục rất mạnh mẽ mà ít ai sánh bằng
Vị nữ hoàng đế đa dâm
anh minh hoa
Trong sử Trung Hoa có nói, Võ Tắc Thiên thuộc người ph ụ nữ đẹp, dâm đãng, làm thiếp của cha (vua Đường Thái Tông Lý Thế Dân) sau lấy con của Thế Dân là Đường Cao Tông Lý Trị trở thành Hoàng hậu và sau nắm hết quyền hành n hư một vị Hoàng Đế. Nên Võ Tắc Thiên không chỉ chính danh lấy cha và con, bà ta còn dâm đãng điên cuồng theo "gien" di truyền từ mẹ ruột, tức Dương Thị, năm Dương Thị 60 tuổi còn gian dâm với cháu ngoại là Hạ Lan Kinh.

Cái dâm của Võ Tắc Thiên khi được nhắc đến có chuyện, khi bà ta bị Đường Cao Tông bỏ bê đưa vào chùa Cảm Nghiệp làm ni cô (do các thái sư nhìn sao trên trời đoán vận mệnh cho vua nói rằng, sau họ Lý là họ Võ sẽ lên ngôi thiên tử. Vì thế ai họ Võ đều mất hết binh quyền, người trong cung thì đưa vào lãnh cung là ni cô), rồi trong cảnh tịch mịch đã thông gian với một hòa thượng tên Phùng Tiểu Bảo. Lúc được Đường Cao Tông sủng ái trở lại, Võ Tắc Thiên tìm cách đưa họ Phùng vào hậu cung để mây mưa do hai người ý hợp tâm đầu, thân hình Phùng Tiểu Bảo lại vạm vỡ, rất khoẻ trong việc gối chăn. Ngoài họ Phùng, Võ Tắc Thiên còn dâm loạn ăn nằm với quan ngự y Thẩm Nam Liêu, người thường đến cung "massage" cho Hoàng hậu. Ngoài ra còn có vị đạo sĩ tên Minh Sùng Nghiễm, luôn luôn có mặt để thỏa mãn dâm tính của bà.

Một cảnh trong phim Võ Tắc Thiên bí sử

Rồi khi Võ Tắc Thiên nhận ra các nhân tình kia đều lớn tuổi hơn bà ta, lập tức Võ Tắc Thiên "cải cách" chuyện phòng the, tìm ngay một tình nhân nhỏ tuổi hơn bà là Trương Xuân Tông một chàng trai từng ăn nằm với Thái Bình Công Chúa con bà. Và chỉ qua một đêm Võ Tắc Thiên thấy thỏa mãn hài lòng ngay với họ Trương. Nhưng vì Trương Xuân Tông đang là nhân tình với Thái Bình Công Chúa sợ người yêu ghen nên liền tiến cử Trương Dịch cho Võ Tắc Thiên, giới thiệu Trương Dịch cũng thuộc "cao thủ võ lâm" trong đường ân ái, dù vậy Võ Tắc Thiên vẫn không buông Trương Xuân Tông. Cả hai anh em họ Trương phải thi nhau cung phụng dục tình cho Võ Tắc Thiên.

Đã vậy Võ Tắc Thiên cũng chưa đủ thỏa mãn sự dâm loạn, sau khi Đường Cao Tông chết, Võ Tắc Thiên nắm hết quyền hành trong triều đình, bà ta còn ra lệnh thần dân tiến cử thêm nam nhân khoẻ mạnh, trong số có Liễu Lương Tân rất am tường chuyện phòng the, còn Vệ Trương Sử viết trong thư tự tiến cử khoe rằng mình có dương vật vừa dài vừa to, khoẻ mạnh hơn mọi nam nhân khác (hai người này được ghi trong sách "Cựu Đường Thư"), Võ Tắc Thiên đều cho vào cung để thưởng thức.

Còn rất nhiều nhân vật được Võ Tắc Thiên ăn nằm, vì với cái dâm của bà nên lúc đã gần 80 tuổi, không đêm nào Võ Tắc Thiên ngủ mà thiếu đàn ông.

80 tuổi vẫn còn sung sức bởi thuốc kê hoàn

Đến những năm Võ Tắc Thiên quá tuổi trung niên, khả năng sinh lý đã giảm, bà cho vời ngự y đến để nghiên cứu tìm thuốc hồi xuân. Ngự y đã tìm và chế thuốc đem dâng, tâu rằng uống xong chỉ chốc lát là có thể hưởng lạc thú tuổi thanh xuân. Từ đó, ngày nào Võ hậu cũng dùng thuốc hồi xuân và hiệu quả thật bất ngờ.

Võ Tắc Thiên "cải cách" chuyện phòng the, tìm ngay một tình nhân nhỏ tuổi - Ảnh minh hoạ

Thời đó, quan Thái thú Lã Cung Đại đã 70 tuổi nhưng chưa có con vì bất lực. Ông đã dùng bài thuốc hồi xuân kể trên mà sinh được 3 con trai. Từ đó, ông không dùng nữa. Số thuốc còn lại, ông vứt ra vườn. Có con gà trống chạy đến mổ ăn sạch, ăn xong liền đi tìm gà mái đạp ngay, vừa đạp vừa mổ gà mái. Con gà trống dính liền trên lưng gà mái mấy ngày không xuống, làm gà mái trọc cả đầu. Vì thế, thuốc có tên là Thốc kê hoàn (thốc là trọc đầu).

Thốc kê hoàn gồm các vị: Nhục thung dung, viễn chí, tục đoạn, mỗi thứ 40g; ngũ vị tử 30 g, xà sàng tử 25g, chỉ thực 25g. Tất cả tán mịn, dùng dạng bột hoặc lấy nước

Chuyện loạn luân ghê sợ chưa từng có của các ông vua

Không kể những vương triều chủ trương anh chị em lấy nhau để bảo vệ ngai vàng, nhiều vị vua bất chấp đạo lý, thông dâm cả với người ruột thịt.
Chuyện Tề Tương công và nàng Văn Khương

Văn Khương là con gái vua nước Tề, nhan sắc hoa nhường nguyệt thẹn, được ví như bông hoa biết nói, viên ngọc toả hương. Anh trai của nàng là thái tử Chư Nhi, tuy đã có rất nhiều mỹ nữ nhưng vẫn tơ tưởng cô em tuyệt sắc, và cô em gái đa tình cũng có tình ý với ông anh.
Dù theo lễ giáo, anh trai em gái đã lớn không được gần gũi nhau nhưng họ vẫn rất thân mật. Khi Văn Khương được cha quyết định gả cho vua nước Lỗ, Chư Nhi vẫn trao đổi thư từ với em gái, hẹn rằng dù cách trở giang sơn vẫn nguyện có ngày tái ngộ.
Khi Chư Nhi đã lên ngôi, trở thành Tề Tương công, Văn Khương mượn cớ thăm nhà để ép chồng cho cùng về đất Tề, dù việc em gái về thăm anh bị cho là trái lễ. Văn Khương vào cung, viện lý do thăm các phi tần để giao hoan với anh ruột suốt đêm không về. Vua nước Lỗ biết chuyện, vừa giận vừa thẹn, lập tức đưa vợ về ngay.

Trước sắc đẹp, nhiều vị quân vương bất chấp đạo lý.

Tề Tương công thấy việc đã lộ, bèn sai người bóp chết vua Lỗ ngay trong xe. Thế là Văn Khương ở lại Tề, cùng anh ruột mây mưa mê mải, mãi đến khi con trai (lên nối ngôi vua nước Lỗ) cho người sang đón mới gạt nước mắt tiễn biệt, nhưng vì thẹn nên không dám về cung Lỗ mà ở lại vùng biên giới, lấy cớ là ưa cảnh thanh tĩnh.
Còn vua Tề sau đó cưới công chúa nhà Chu để dẹp yên dư luận, nhưng cô gái bất hạnh này vì buồn về sự vô hạnh của chồng nên chỉ một năm đã qua đời. Lúc đó, Tề Tương công không e dè gì nữa, thường giả cách săn bắn, ra chốn biên giới Tề - Lỗ để đêm ngày giao hoan với em gái.

Chuyện xấu này trong mấy nước không ai không biết, đến mức dân nước Tề quá nhục nhã, ghê tởm mà đặt ra bài hát “Tệ cẩu” nói về họ.
Sau này khi Tề Tương Công bị bề tôi giết chết, Văn Khương với bản tính hiếu dâm vẫn tiếp tục tư thông với những người đàn ông khác, trong đó có một người nước Cử, từ một thầy thuốc đã trở thành tình nhân của bà chúa này.

Sở Thành Vương cưỡng dâm hai cháu ruột
Thành Vương nước Sở có em gái là nàng Văn Vu, lấy vua nước Trịnh. Một lần, vua Sở đem quân đi chinh chiến thắng trận, trên đường về đóng quân ở đất Trịnh của em rể. Vua Trịnh đến mừng, mang theo cả nàng Văn Vu và hai con gái xinh đẹp đã đến tuổi cập kê. Trong buổi tiệc thết đãi vua Sở, vợ chồng Văn Vu cho hai con gái ra chào bác, dâng rượu mừng.
Rượu say tuý lúy, Sở Thành vương bảo em gái cùng hai cháu đưa mình về. Đến tận quân dinh, vua Sở đang có hơi men, thấy hai cháu gái nhan sắc xinh đẹp liền có ý chiếm đoạt, sai đưa vào phòng ngủ để trêu ghẹo. Nàng Văn Vu sợ uy anh không dám nói, suốt đêm không ngủ, sáng ra vào gặp anh thì được Sở Thành vương cho rất nhiều đồ vật quý, nhưng hai đứa con gái thì bị ông anh đồi bại bắt về Sở mất. Thế là hai thiếu nữ trở thành đồ chơi cho ông bác ruột trên giường truy hoan.
Không biết có phải vì gieo nhân bất thiện không mà sau này, Sở Thành Vương có kết cục rất bi thảm. Ông ta bị con trai trưởng, một kẻ vô đạo mà ông đang định truất ngôi thái tử, bức tử để cướp ngai vàng. Thậm chí vua năn nỉ xin ăn xong bát canh chân gấu rồi mới thắt cổ mà cũng không được chấp nhận.
Chiêu Vũ đế loạn luân với cả ba thế hệ
Chiêu Vũ đế nhà Hán Triệu (một triều đại đóng ở vùng Sơn Tây và một phần Nội Mông, Thiểm Tây ngày nay) có tên là Lưu Thông, người Hung Nô, sống ở thế kỷ thứ tư.
 
Theo luật Hung Nô, khi người cha chết, các bà vợ của cha đều thành mẹ của con trai. Nhưng sau khi lên nối ngôi, để có thể chiếm đoạt những phi tần của cha mình, Lưu Thông cho sửa thành: “Khi cha chết thì vợ cha thành vợ con”. Bất chấp sự phản đối của các đại thần, vị vua này mặc sức hành lạc với các “kế mẫu” xinh đẹp.
Một lần đến nhà Lưu Diệu, em con chú và cũng là quan trong triều, Chiêu Vũ đế nhìn thấy hai người con của Diệu là Lưu Anh, Lưu Nga nhan sắc tuyệt trần, liền bắt đưa hai cô cháu này nhập cung, dù Lưu Diệu hết lẽ can ngăn.
Để hợp thức hóa, ngay hôm sau Lưu Thông đã cho sửa luật cấm lấy người trong họ thành “người trong gia tộc có thể lấy nhau”. Với quy định này, Lưu Thông không chỉ cưỡng chiếm được hai con gái Lưu Diệu, mà sau đó còn đưa cả bốn đứa cháu của Diệu vào cung. Theo vai vế, bốn cô này phải gọi nhà vua bằng ông. Vì thế, Lưu Thông nổi danh trong sử sách về chuyện ba thế hệ cùng chung giường với vua.
Trong các ông vua loạn luân, Lưu Thông là vô địch về độ trâng tráo khi phong cho cô cháu Lưu Anh làm hoàng hậu. Vì can ngăn quyết định này, một đại thần đã bị tống ngục và chết thê thảm.

Vị hoàng đế "ăn nằm" với cả mẹ kế và cô ruột

Tin Tức Quốc Tế
Tin Biển Đông VN
Ngôi Sao
Quá nhiều mỹ nữ trong hậu cung khiến các vị Thiên tử ngày đêm “trăm công ngàn việc” không thể quản lý hết những cô gái đang ở độ tuổi xuân thì rừng rực nhưng lại phải chịu cảnh “phòng không”. Hơn nữa, dù có đề phòng đến mấy, cũng chẳng mấy ai đề phòng chính những đứa con của mình. Thành ra, không ít những vị hoàng tử được yêu chiều đã tìm cách vụng trộm với chính những người mà đáng ra họ phải là là mẹ kế.
Câu chuyện trộm vợ của vua cha nổi tiếng nhất có lẽ là chuyện của Hoàng đế Đường Cao Tông Lý Trị và người mẹ kế bị Lý Trị chiếm đoạt không ai khác chính là vị nữ hoàng nổi tiếng trong lịch sử Trung Quốc: Võ Tắc Thiên. Võ Tắc Thiên vốn tên thật là Võ Chiếu, sinh năm 625, trong một gia đình quý tộc ở tỉnh Sơn Tây của Trung Quốc.

Theo ghi chép của sử sách, thì Võ Chiếu vào cung của vua Đường Thái Tông Lý Thế Dân làm tài nhân (người thiếp cấp thứ 5 trong hậu cung) năm 635 khi mới 10 tuổi. Có lẽ vào cung khi còn quá nhỏ, nên Võ Chiếu không được Lý Thế Dân sủng hạnh mà chỉ được làm một người hầu việc bút mực cho Hoàng đế. Thế nhưng không phải vì thế mà Võ Chiếu không được Thái Tông chú ý tới. Thấy tên Võ Chiếu của nàng không hay, Thái Tông bèn đổi tên cho nàng thành Mỵ (với nghĩa là xinh đẹp, dịu dàng), vì vậy, ngày nay người ta còn gọi Võ Tắc Thiên là Võ Mỵ Nương.

Khi Võ Mỵ Nương bước vào tuổi lớn thì cũng là lúc Lý Thế Dân đã về già. Ông vua qua đời ở độ tuổi 50 này có lẽ không có nhiều thời gian để quan tâm đến tâm tư của một người thiếp mới đang ở độ tuổi mới lớn. Chính vì vậy, trong thời gian này, Võ Mỵ Nương bắt đầu để ý đến một người trẻ hơn, đó chính là thái tử Lý Trị.

Dù chỉ kém nhau 3 tuổi, tuy nhiên, về thân phận thì Võ Mỵ Nương là vợ thứ của Đường Thái Tông, nghĩa là mẹ kế của Lý Trị. Vì vậy, lúc bấy giờ mặc dù Lý Trị rất thích Mỵ Nương và muốn chiếm nàng về làm của riêng song chỉ dám giấu kín chuyện đó trong lòng. May sao, tới năm 649, Đường Thái Tông qua đời. Tuy nhiên, theo luật lệ nhà Đường lúc bấy giờ, khi Hoàng đế băng hà thì Võ Mỵ Nương phải xuống tóc, vào chùa Cảm Nghiệp tu hành để tỏ lòng trung trinh với tiên đế.

Nhưng Võ Mỵ Nương chẳng phải đợi lâu. Chỉ hai năm sau đó, nhân một chuyến lên chùa Cảm Nghiệp thắp hương, Cao Tông Lý Trị gặp lại người trong mộng một thời của mình và quyết định đưa nàng trở lại cung. Hành động của Cao Tông đã gặp phải sự ngăn cản quyết liệt của các đại thần. Bởi lẽ, Võ Mỵ Nương dù đã xuống tóc nhưng danh nghĩa vẫn là vợ cũ của Thái Tông, tức mẹ kế của Cao Tông. Nay Cao Tông làm vậy là đưa mẹ kế lên long sàng làm bậy, một hành động không thể chấp nhận theo con mắt của các nhà Nho.

Tuy nhiên, Cao Tông lúc này còn quản gì đến luân thường đạo lý mà các đại thần nhắc tới nữa. Ông vua trẻ vừa mới lên nắm quyền bất chấp tất cả đưa Võ Mỵ Nương về hậu cung phong làm Chiêu nghi. Rồi vài năm sau đó, bằng sự mưu mô và tham vọng của mình, Võ Mỵ Nương đã từ phận Chiêu nghi leo lên ngôi vị Thần phi, Hoàng hậu, Thiên hậu rồi Nữ hoàng. Nhưng đó là chuyện về sau này.

Võ Mỵ Nương

Không chiếm đoạt vợ của cha như Đường Cao Tông, nhưng thành tích của ông vua trẻ Lưu Tử Nghiệp thời Nam Bắc Triều chắc chắn sẽ khiến nhiều người phải lắc đầu lè lưỡi. Lên ngôi khi mới 15 tuổi, nhưng Lưu Tử Nghiệp đã để ý người chị ruột của mình là Công chúa Sơn Âm và tìm cách chiếm đoạt bằng được.

Loạn luân với chị ruột đã đành, một thời gian sau đó ông vua trẻ họ Lưu lại tìm mọi cách để đưa người cô ruột của mình vào hậu cung để hầu hạ. Khi cuộc tình chung đụng giữa Lưu Tử Nghiệp và Công chúa Sơn Âm đã nhạt dần, một lần, Sơn Âm nói với Lưu Tử Nghiệp rằng, bệ hạ thì có tam cung lục viện, mỹ nữ hàng đàn trong khi ta thì chỉ có mỗi một phò mã mà thôi như vậy thực không công bằng.

Tử Nghiệp thấy Sơn Âm nói có lý, nên sai người tìm cho Sơn Âm hơn 30 người đàn ông tuấn tú khỏe mạnh để cô ta luân phiên hành lạc mua vui. Sau khi thỏa mãn người tình, ông vua 15 tuổi nói với chị mình rằng: “Ta đã làm vừa ý của nàng nhưng nay trong tam cung lục viện thật nhưng chẳng có ai xinh đẹp được như nàng. Khi ta muốn vui vẻ cùng nàng thì nàng lại đang bận vui vẻ với người khác. Vì vậy, giờ nàng phải tìm cho ta một người thay thế, giúp ta có thể vui vẻ, như vậy mới công bằng”.

Nghĩ tới nghĩ lui, Sơn Âm nghĩ ngay tới Tân Thái Công chúa rất xinh đẹp có thể khiến Tử Nghiệp thích nên tiến cử ngay với y. Cô Công chúa Tân Thái này vốn là em gái của Hiếu Vũ Đế Lưu Tuấn, cha đẻ của Tử Nghiệp, cũng tức là cô ruột của ông ta. Trước đó Tân Thái Công chúa đã được Hiếu Vũ Đế gả cho Ninh Sóc tướng quân Hà Mại do lập được nhiều công trạng lớn. Vì vậy, giữa thanh thiên bạch nhật, Lưu Tử Nghiệp không thể ngang nhiên chiếm đoạt Tân Thái Công chúa về cho mình được.

Tuy nhiên, ông vua háo sắc nào có quan tâm đến chuyện thân sơ hay lễ giáo. Ngay khi được Sơn Âm “tiến cử”, Tử Nghiệp cho mời Tân Thái Công chúa vào cung rồi lưu lại ở đó, không cho về. Sau đó, Tử Nghiệp nhiều lần đến phòng của Tân Thái Công chúa ở suốt nhiều đêm liền không chịu ra ngoài. Tướng quân Hà Mại thấy vợ mình “có đi mà không có về” nên tìm kiếm khắp nơi.

Biết chuyện, Lưu Tử Nghiệp bèn cho người mang đến cho Hà Mại một chiếc quan tài nói rằng Tân Thái Công chúa vào cung chơi đã đột tử, nay mang thi thể về trả lại. Hà Mại mở quan tài ra, bên trong quả thực có một thi thể. Tuy nhiên, người nằm trong quan tài không phải là Tân Thái Công chúa mà là của một cung nữ bị Lưu Tử Nghiệp đầu độc chết để thế thân. Hà Mại đương nhiên biết chuyện đánh tráo này, trong lòng rất căm phẫn.

Để trả thù, vị tướng quân họ Hà đã âm thầm chiêu mộ thích khách, lập kế hoạch giết chết Lưu Tử Nghiệp đưa Tấn An Vương Lưu Tử Huân lên làm Hoàng đế. Tuy nhiên, kế hoạch chưa được thực hiện thì bị tiết lộ, Lưu Tử Nghiệp sai người giết sạch toàn bộ gia đình Hà Mại.

Chuyện Thiên tử cùng giường với ba thế hệ

Nhiều người nghĩ rằng, chuyện cưỡng đoạt con dâu, hay mẹ kế của những ông vua nói trên đã là chuyện ghê tởm và khó chấp nhận. Tuy nhiên, trên thực tế, trong chốn hậu cung Trung Quốc cổ đại, nhiều ông vua còn cậy quyền lực chiếm đoạt cả nhiều thế hệ ngay chính những người thân của mình.

Chiêu Vũ Đế Lưu Thông là ông vua nhà Hán Triệu, một triều đại của người Hung Nô nổi tiếng dâm loạn. Theo luật lệ của người Hung Nô, khi người cha chết, các bà vợ của cha đều thành mẹ của con trai. Nhưng sau khi lên nối ngôi, để có thể chiếm đoạt những phi tần của cha mình, Lưu Thông cho sửa luật lệ này thành: “Khi cha chết thì vợ cha thành vợ con”. Thế rồi, bất chấp sự phản đối của các đại thần, vị vua này mặc sức hành lạc với các những người mẹ kế xinh đẹp của mình. Tuy nhiên, đó chưa phải là tất cả.

Một lần, Lưu Thông đến nhà Lưu Diệu, em con chú và cũng là quan trong triều. Lưu Thông nhìn thấy hai người con của Diệu là Lưu Anh, Lưu Nga nhan sắc tuyệt trần, liền hạ lệnh bắt đưa hai cô cháu này nhập cung, dù Lưu Diệu hết lẽ can ngăn. Để hợp thức hóa, ngày hôm sau Lưu Thông đã cho sửa luật cấm lấy người trong họ của người Hung Nô thành “người trong gia tộc có thể lấy nhau”.

Sau đó, cũng dựa vào “quy định” này, Lưu Thông không chỉ cưỡng chiếm được hai cô cháu họ, con gái Lưu Diệu, mà sau đó còn đưa cả bốn đứa cháu gái của Diệu vào cung. Theo vai vế, bốn cô này phải gọi Lưu Thông bằng ông bác. Vì thế, Lưu Thông nổi danh trong sử sách về chuyện ba thế hệ cùng chung giường với vua. Thậm chí, sau đó, Lưu Thông còn phong cho Lưu Anh, con gái của Lưu Diệu, cũng tức là cháu gái của mình làm Hoàng hậu bất chấp sự ngăn cản của các đại thần.


Một ông vua khác cũng nổi tiếng về chuyện không kiêng dè bất cứ thứ quy định nào, cứ là mỹ nữ và vừa mắt vua thì đều nạp vào cung để làm phi tần, phục vụ chuyện chăn gối cho vua. Đó chính là Kim Phế Đế Hoàn Nhan Lượng. Hoàn Nhan Lượng từng tuyên bố rằng: “Cuộc đời của ta có 3 việc lớn. Một là việc quốc gia đại sự, tất cả đều do ta quyết định. Hai là cầm quân đi đánh giặc ở nơi xa. Ba là được cưới những cô gái xinh đẹp nhất trong thiên hạ làm vợ”.

Vì đặt mục tiêu là có thể lấy tất cả những cô gái xinh đẹp trong thiên hạ về làm vợ, nên Hoàn Nhan Lượng bất kể thân sơ, hễ cứ là mỹ nữ vừa mắt mình đều bắt về cung phục vụ. Thành ra, trong số những mỹ nữ làm phi tần trong hậu cung của Hoàn Nhan Lương không ít là anh chị em họ, các bà thím, bà dì, cháu gái, em vợ cho tới cô ruột.

Nguyên nhân là vì, sau khi lên ngôi, Hoàn Nhan Lương vì bảo vệ ngôi báu của mình nên có bao nhiêu người thân thích có khả năng đe dọa ngai vàng là y tìm cách giết sạch. Thế là, tất cả những mỹ nữ từng thuộc về những người họ hàng này nhất loạt bị Hoàn Nhan Lượng nạp vào cung làm phi tần.