Website: kenhdichvu24h.com
Quần khoét đũng trở thành “bảo bối” trong đêm động phòng hoa chúc. Vật dụng này giúp buổi chung đụng đầu tiên không quá đường đột, nhưng vẫn đủ độ nồng nàn, say mê.
Theo phong tục truyền thống, chuyện hôn nhân cưới gả trong xã hội xưa phần lớn do cha mẹ sắp đặt. Nhiều đôi lứa chưa từng gặp mặt cho tới lúc cận kề lễ vu quy. Quan niệm “Nam nữ thụ thụ bất tương thân” cũng khiến trai gái thời bấy giờ không được phép gần gũi, “vượt rào”. Vì lẽ ấy, ngày con gái xuất giá tòng phu, mẫu thân ngoài việc tất bật lo hỷ sự vẫn không quên chuẩn bị cho con thứ “bảo bối” để tránh cảm giác ngượng ngùng trong buổi đầu chung đụng, giúp đêm động phòng của tân lang tân nương được vẹn tròn thỏa nguyện.
Thứ “bảo bối” trong đêm động phòng hoa chúc chính là quần khoét đũng. Nó có kết cấu tương tự như loại quần dùng cho trẻ sơ sinh ngày nay. Khi động phòng, tân nương mặc quần này để che bớt một phần cơ thể, nhằm xua đi cảm giác ngượng ngùng, e ngại. Chiếc quần do vậy còn giúp tân lang chế ngự được trạng thái hưng phấn quá độ dẫn tới xuất tinh sớm.
Ngoài “bảo bối” này, người con gái khi xuất giá còn được cha mẹ chuẩn bị thêm những “hành trang” đặc biệt khác, đều có mục địch níu giữ trái tim đức lang quân. Đó là sợi dây chuyền với mặt dây khắc họa các chi tiết hàm ý về tình dục.
Mặt dây có họa tiết ngụ ý về tình dục. |
Ngoài ra còn có vật dụng bằng sứ có hình "gót sen ba tấc" với họa tiết cầu kỳ. Theo nghiên cứu của các chuyên gia xã hội học Trung Quốc, cảm hứng nhục dục của người xưa phần lớn có được từ đôi bàn chân. Đàn ông Trung Quốc bấy giờ không được phép công khai biểu lộ tình cảm với đôi chân trần của phụ nữ. Vì vậy, họ mê mẩn bàn chân bó gọn theo dạng “sen vàng ba tấc” của phái yếu. Để chiều lòng đức lang quân, người phụ nữ ý nhị đem theo vật dụng bằng sứ có hình thù như gót sen khi về nhà chồng, xem đó là “bùa hộ mệnh” giúp đức lang quân luôn dành sự thủy chung cho mình. Thậm chí, những chiếc cốc uống rượu của nam nhân xưa kia cũng được mô phỏng theo hình này.
Đồ sứ có hình "kim liên tam thốn". |
Không chỉ chăm lo về mặt tinh thần, các cô gái thời xưa cũng rất có ý thức chăm chút dung nhan khi về nhà chồng. Ngoài quần khoét đũng, đồ sứ hình gót sen hay dây chuyền, phụ nữ bấy giờ còn đem theo vật dụng trang điểm được đựng trong những chiếc hộp xinh xắn.
Những chiếc hộp đựng đồ chải tóc và trang điểm của tân nương xưa. |
Thời Chiến quốc, phụ nữ đã bắt đầu làm đẹp bằng cách dùng bột chì thoa lên mặt, dùng đá than vẽ đôi chân mày. Vật dụng trang điểm chính của phụ nữ xưa là chất màu Yên Chi để khiến đôi môi, gò má trở nên hồng hào, rạng rỡ.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét