CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996               CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996               CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996                                  TIN TỔNGHỢP                     GIÃ SỬ                         QUÂNSỰ                    CHUYỆN LẠ              WEB                                    

Thứ Bảy, 22 tháng 6, 2013

“Động phòng” không "ân ái"... làm gì?

(Kienthuc.net.vn) - Trong xã hội cổ đại Trung Quốc, hai chữ “động phòng” không hề liên quan tới chuyện ái ân nam nữ. Vậy, thực hư chuyện này thế nào?

Nhắc tới cụm từ “động phòng hoa chúc”, nhiều người thường nghĩ tới đêm tân hôn lãng mạn của tân lang, tân nương. Thực chất, ý nghĩa thực sự của hai chữ “động phòng” theo quan niệm của người Trung Quốc trong xã hội cổ đại lại không hề liên quan tới chuyện ái ân nam nữ. 

Theo những ghi chép trong sử liệu nước này, buồng cưới của tân lang tân nương thời xưa được gọi là “thanh lư”. 
Tân nương thời cổ đại Trung Quốc. Ảnh minh họa.
Trong Thế thuyết tân ngữ có một câu chuyện như sau: Thời trẻ, Tào Tháo và Viên Thiệu chơi rất thân với nhau, thường cùng nhau “chu du khắp thiên hạ”, rủ nhau làm việc xấu, có lần còn ăn trộm gà và chó. Một hôm, gặp đám kết hôn, cả hai mò vào trong sân. Vì trông thấy tân nương xinh đẹp mỹ miều, Tháo, Thiệu bèn nảy sinh ý đồ xấu, hô hoán ầm ĩ: “Bắt trộm”, khiến người trong "thanh lư" vội chạy ra, trong lúc hỗn loạn thì bắt cóc cô dâu đem đi mất.

Rất khó để xác định được tính chân thực của câu chuyện trên, nhưng việc người Trung Quốc cổ đại dùng “thanh lư” để ám chỉ căn lều vải được dựng lên tạm thời khi tổ chức hôn lễ là hoàn toàn chính xác.
Từ thời Đông Hán đến đầu thời nhà Đường, người ta đều tổ chức hôn lễ trong những căn lều dựng bằng vải xanh (thanh lư) như vậy. Những "thanh lư" này được dựng tạm ở vị trí cát địa thuộc hướng Tây Nam của ngôi nhà. Tân nương sau khi xuống kiệu sẽ bước qua một tấm trải bằng chiên được chuẩn bị chu đáo từ trước rồi mới vào “thanh lư”.

Người xưa không chỉ dùng “thanh lư” để chỉ phòng cưới của vợ chồng mới kết hôn, có lúc còn ngụ ý việc kết hôn, cũng như ngày nay dùng cụm từ “động phòng hoa chúc” để ám chỉ việc kết tóc se duyên. Đến thời cận đại, vẫn có người sử dụng từ “thanh lư” để ám chỉ việc kết hôn, ví như cảnh thứ hai trong “Trác Văn Quân” của Quách Mạt Nhược có đoạn thoại nhắc tới “thanh lư” với ý nghĩa này.

Vậy, trước thời nhà Đường, người Trung Quốc quan niệm thế nào về hai chữ “động phòng”?

Trên thực tế, trước thời Đường, từ “động phòng” không dùng để chỉ căn phòng hạnh phúc của tân lang tân nương, mà dùng để chỉ căn phòng hào hoa tráng lệ nhưng tĩnh mịch chốn thâm cung.

Tư Mã Tương Như trong Trường Môn Phú (Phú cung Trường Môn) có câu:

Huyền minh nguyệt dĩ tự chiếu hề, tồ thanh dạ ư động phòng.
Viện nhã cầm dĩ biến điệu hề, tấu sầu tứ chi bất khả trường.

Dịch thơ:

Trăng cao soi bóng lẻ loi chừ, đêm thanh tàn chốn thâm cung.
Lấy đàn biến tấu nhã khúc chừ, giải nỗi sầu mà lại chẳng xong.

(Người dịch: Điệp luyến hoa – Thivien.net)

Dũ Tín thời Bắc Chu trong Tam hòa vịnh vũ tuy có ý tưởng kết nối “động phòng” với “hoa chúc”: "Động phòng hoa chúc minh, Yến dư song vũ khinh", nhưng rõ ràng, “động phòng” trong câu này không hề ám chỉ đêm tân hôn.

Về sau, các văn nhân thi sĩ thời Đường thường dùng từ này để chỉ nơi nam nữ hoan ái, lâu dần, mọi người mặc định coi đó là từ chỉ buồng cưới của tân lang, tân nương.

Thời Trung Đường, Lưu Vũ Tích trong Khổ vũ hành có câu: "Động phòng hữu minh chúc, vô nãi cam thả ca". Hay thời nhà Tống, Hồng Mại trongDung trai tùy bút cũng có câu: "Động phòng hoa chúc dạ, kim bảng đề danh thời”…Có thể thấy, “động phòng” trong các tuyệt tác trên đều chỉ chốn ân ái buổi đầu của tân lang, tân nương.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét