CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996               CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996               CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996                                  TIN TỔNGHỢP                     GIÃ SỬ                         QUÂNSỰ                    CHUYỆN LẠ              WEB                                    

Thứ Bảy, 22 tháng 6, 2013

Tiết lộ chuyện động phòng hoa chúc các Hoàng đế cổ đại

Website: kenhdichvu24h.com

(Phunutoday.vn) - Sở hữu tam cung lục viện cùng hàng ngàn mỹ nữ, tuy nhiên, Hoàng đế cũng như người bình thường, cả đời chỉ được trải qua một lần kết hôn và một đêm động phòng duy nhất. Tuy nhiên, vì là một Hoàng đế, một thiên tử, một chúa tể của cả thiên hạ, thành ra, đêm động phòng hoa chúc, vốn được coi là đêm khoái lạc của đời người thì với Hoàng đế lại không dễ dàng chút nào…



1. Các Hoàng đế thời cổ đại dường như ai cũng có tam cung lục viện, bảy mươi hai phi tần, điều này đã trở thành một truyền thống trong chốn hậu cung Trung Hoa. Tuy nhiên, dẫu có 3.000 mỹ nữ thì các vị Hoàng đế cũng giống như người thường, cả đời chỉ được kết hôn có một lần, đó là hôn lễ được tổ chức đầu tiên và cũng là hôn lễ quan trọng nhất: lễ cưới hoàng hậu. Người ta gọi hôn lễ này là “đại hôn”.

Song, cũng có những trường hợp ngoại lệ, khi Hoàng hậu bị phế hoặc không may qua đời, thì Hoàng đế lại có cơ hội tổ chức đại hôn một lần nữa. Cũng có nghĩa là lại có thêm một mỹ nhân nhan sắc nghiêng thành có cơ hội cùng với Hoàng đế trải qua đêm động phòng hoa chúc.

Chẳng hạn như Hoàng hậu Bác Nhĩ Tề Cát Đặc, vợ của Hoàng đế Thuận Trị Phúc Lâm đời nhà Thanh, do “bất hòa với trẫm” nên bị phế xuống làm Tịnh phi. Thay vào đó, một mỹ nhân khác được lựa chọn để đưa vào phòng tân hôn của Hoàng đế Thuận Trị. Người đó chính là Hiếu Huệ Hoàng hậu. Ngoại trừ Hoàng hậu, trong hậu cung, phi tần có được sủng ái tới mức nào cũng khó có thể được hưởng nghi lễ hoành tráng, xa hoa như nghi lễ đại hôn của Hoàng hậu.
Sở hữu tam cung lục viện cùng hàng ngàn mỹ nữ, tuy nhiên, Hoàng đế cũng như người bình thường, cả đời chỉ được trải qua một lần kết hôn và một đêm động phòng duy nhất.
Vua Thuận Trị cũng rất sủng ái Đổng Ngạc phi, trong cung có thể nói là không ai có thể sánh bằng, tuy nhiên, Đổng Ngạc phi chỉ có thể tiến cung trên danh nghĩa một “vợ bé” không hơn không kém. Nói cách khác, ngoài Hoàng hậu ra, các phi tần khác đều được coi là vợ bé và không bao giờ được đón vào cung trong một đại lễ long trọng, xa hoa như đối với Hoàng hậu.

Quá trình một mỹ nhân có thể vào hậu cung của Hoàng đế đồng thời trở thành bậc mẫu nghi thiên hạ không khác nhiều với phong tục trong dân gian. Cũng có đầy đủ các bước từ dạm ngõ tới nạp tại, hỏi cưới và rước dâu. Chỉ có điều, các tập tục này do là hôn lễ của Hoàng đế, người sở hữu cả thiên hạ nên được tổ chức cực kỳ tỉ mỉ, hoành tráng và xa hoa. Một điểm khác quan trọng nữa là Hoàng đế không bao giờ trực tiếp đi đón dâu mà ngược lại, sai người đưa cả cô dâu và gia đình cô dâu tới tận hoàng cung của mình. Hoàng đế chỉ đợi sẵn trong hậu cung, chờ đến ngày được động phòng với cô dâu mà thôi.

Cũng giống như trong các đám cưới dân gian, Hoàng đế và Hoàng hậu cũng động phòng. Tuy nhiên, nghi thức động phòng của Hoàng đế không giống với chuyện động phòng trong dân gian. Đêm động phòng của Hoàng đế không phải được tổ chức ở tẩm cung thường ngày của Hoàng đế, cũng không có một nơi nào được sử dụng làm phòng tân hôn cố định. Thông thường, phòng tân hôn được bố trí ngay tại nơi diễn ra hôn lễ giữa Hoàng đế và Hoàng hậu.

Thời Minh và thời Thanh, hôn lễ của Hoàng đế thường được tổ chức tại cung Càn Ninh. Cung Càn Ninh là một trong ba cung cuối cùng của hoàng cung. Dưới triều Minh, cung Càn Ninh vốn là tẩm cung của Hoàng hậu. Tới thời Thanh, hai gian quay mặt về phía Đông của cung này được sử dụng làm phòng tân hôn cho Hoàng đế, còn 5 phòng ở phía Tây thì được đổi làm gian thờ đạo Tát Mãn của người Mãn Thanh.

Hôn lễ cưới Hoàng hậu của Hoàng đế dưới triều Thanh được tổ chức một cách rất long trọng và tỉ mỉ. Hoàng hậu mới được khiêng kiệu đi từ cổng Đại Thanh đi vào Thiên An Môn, Ngọ Môn rồi mới tới hậu cung. Trong khi đó, những phi tần khác trong ngày trọng đại nhất của mình chỉ có thể đi từ cửa sau của Tử Cấm Thành là Thần Vũ Môn để vào hậu cung.
Trong dân gian, những tân lang và tân nương chỉ chờ đợi tới khi động phòng, nên sau khi được dẫn vào phòng tân hôn là vội vã hành sự ngay.
Thời nhà Thanh, để chuẩn bị cho đêm tân hôn, tường của phòng tân hôn được sơn toàn bộ bằng màu hồng. Trước cửa còn treo một chiếc đèn lồng thật lớn có chữ hỷ ở trên. Trên cửa là chữ Hỷ lớn màu vàng viết trên giấy đỏ, phía trên là một chữ thọ viết theo thể thảo thư, hai bên cửa là hai câu đối chúc phúc cho cô dâu và chú rể. Xung quanh phòng tân hôn, ở các góc và các con đường đều có dán những chữ hỷ, ngụ ý khi Hoàng đế và Hoàng hậu mở cửa ra sẽ nhìn thấy chữ hỷ may mắn.

Đêm tân hôn của Hoàng đế đương nhiên xa hoa hơn nhiều so với những người bình thường. Tuy nhiên, cũng giống như người thường, phòng tân hôn của Hoàng đế cũng được dán chữ song hỷ màu đỏ, hai bên giường cũng treo câu đối chúc phúc tân hôn hạnh phúc. Màu sắc chủ đạo của phòng tân hôn là màu đỏ khiến cả gian phòng ngập tràn không khí vui tươi, hạnh phúc. Trước giường treo một bức rèm “trăm con”, và trên giường cũng là chiếc chăn “trăm con”, là những chiếc rèm và chăn có thêu hình 100 đứa trẻ con với nhiều tư thế khác nhau.

Người Trung Quốc cho rằng những chiếc chăn, chiếc rèm này là lời chúc phúc cho cặp vợ chồng mới cưới hạnh phúc trăm năm, con đàn cháu đống. Với những người bình thường, việc sinh con là việc trọng đại, với các Hoàng đế điều này càng trở nên quan trọng. Ngoài ra, xung quanh hai bên đầu giường được treo rất nhiều lớp lụa và voan cũng có màu hồng.

2. Trong dân gian, những tân lang và tân nương chỉ chờ đợi tới khi động phòng, nên sau khi được dẫn vào phòng tân hôn là vội vã hành sự ngay. Tuy nhiên, Hoàng đế thì không có quyền vội vã. Trước khi được phép ân ái với người vợ đầu tiên của mình, Hoàng đế phải thực hiện hàng loạt các nghi lễ khá phức tạp và rối rắm.

Theo sách “Tân Đường thư” có chép, vào thời nhà Đường, sau khi làm lễ cưới, Hoàng đế và Hoàng hậu được đưa vào phòng tân hôn, tiếp đó, phải làm lễ bái thần linh, tỏ lòng thành kính với trời, đất và tổ tiên. Sau khi thực hiện hàng loạt nghi thức tế lễ, Hoàng đế và Hoàng hậu uống một chén rượu giao bôi. Tuy nhiên, sau khi thực hiện xong tất cả các nghi lễ, không phải Hoàng đế và Hoàng hậu sẽ được rảnh rang tình tự, ân ái mà mọi việc vẫn phải theo trình tự.

Sau khi đã hoàn thành mọi nghi lễ, Hoàng đế được những người hầu dẫn tới phòng riêng. Cung nữ sẽ giúp Hoàng đế cởi bỏ lễ phục, mũ mão, mặc một bộ quần áo thường ngày. Còn Hoàng hậu được một cung nữ khác dẫn vào giường rồi giúp Hoàng hậu cởi bỏ toàn bộ quần áo. Tới lúc này, cung nữ mới dẫn Hoàng đế đã thay xong quần áo vào bên trong, cùng Hoàng hậu hưởng thụ đêm động phòng hoa chúc.

Thời nhà Thanh, các nghi lễ diễn ra trong đêm động phòng còn nhiều hơn. Người Mãn theo tôn giáo Tát Mãn, tuy nhiên, khi thực hiện nghi thức động phòng cũng không thiếu những lễ tế bái thần linh. Trước khi Hoàng đế và Hoàng hậu lên giường hưởng thụ đêm động phòng, còn phải thực hiện nghi lễ ở gian thờ. Nghi lễ được một thầy phù thủy của đạo Tát Mãn thực hiện.

Thời xưa, người ta coi đêm động phòng hoa chúc là một trong bốn điều đại hỷ của đời người. Tuy nhiên, đối với Hoàng hậu, lễ đại hôn thực tế là một cuộc hôn nhân mang màu sắc chính trị, nhiều khi họ vị bất đắc dĩ, thậm chí đau khổ mà chấp nhận. Do vậy, đêm động phòng với họ không phải bao giờ cũng là biểu tượng cho sự ân ái và khoái lạc.
Đêm tân hôn buồn bã nhất của Hoàng đế có lẽ chính là đêm tân hôn của Hoàng đế Quang Tự với Hoàng hậu Long Dụ.
Sau khi kết hôn, mặc dù là vợ cả của Hoàng đế nhưng Hoàng hậu và Hoàng đế không bao giờ được sống cùng với nhau ở một nơi. Tuy nhiên, một thời gian ngắn sau khi kết hôn, thông thường, đêm nào Hoàng đế và Hoàng hậu cũng ở cùng nhau.

Trong thời gian khoảng một tháng này, Hoàng hậu được ở lại phòng tân hôn ở phía Tây của cung Càn Ninh. Tiếp đó, Hoàng hậu và Hoàng đế mỗi người sẽ sống ở tẩm cung riêng dành cho mình. Tuy nhiên, đó chỉ là quy định, trong lịch sử gần 300 năm của nhà Thanh, chỉ có một mình Hoàng đế Khang Hy là ở cùng Hoàng hậu trọn vẹn một tháng sau lễ đại hôn. Các Hoàng đế chỉ ở được vài ngày. Có trường hợp như Thuận Trị Hoàng đế chỉ ở với Hoàng hậu có hai đêm rồi ai lại về nhà nấy.

Đêm tân hôn buồn bã nhất của Hoàng đế có lẽ chính là đêm tân hôn của Hoàng đế Quang Tự với Hoàng hậu Long Dụ. Long Dụ vốn là chị họ của Quang Tự. Quang Tự không thích nên dù hai người đã làm đại lễ, Quang Tự vẫn không muốn động tới Long Dụ.

Cuối cùng, Quang Tự nằm trên người Long Dụ mà khóc rống lên, nói rằng cả đời mình chỉ có thể kính trọng Long Dụ chứ không thể coi Long Dụ như vợ được. Một thời gian dài sau khi kết hôn, Quang Tự vẫn không một lần gần gũi Long Dụ. Nguyên nhân là vì Quang Tự đã đem lòng yêu Trân Phi, tuy nhiên, Từ Hy Thái hậu ép Quang Tự phải lấy người chị họ của mình vì vậy mới nảy sinh chuyện đáng buồn này.

Trường hợp đêm tân hôn của Hoàng đế Phổ Nghi - Hoàng đế cuối cùng của triều Thanh, có lẽ là trường hợp độc nhất vô nhị. Lễ đại hôn Phổ Nghi được tổ chức sau khi ông ta đã thoái vị, song sự long trọng thì không hề kém so với những vị tổ tiên của mình. Tuy nhiên, trong đêm tân hôn, Phổ Nghi đã bỏ tới điện Dưỡng Tâm ở một mình với lý do cảm thấy ở phòng tân hôn không thoải mái. Thành ra, hai vị tân nương cùng được đưa vào phòng tân hôn đêm hôm đó đã phải nằm không một mình mà không biết đấng tân lang của mình ở nơi nào.

Phong Nguyệt
TIN LIÊN QUAN
Võ Tắc Thiên không phải là nữ Hoàng đế đầu tiên và duy nhất của Trung Quốc? Những chiêu “lập quỹ đen” siêu việt của các Hoàng đế Trung Hoa Bi hài chuyện những vị Hoàng đế cưới “chui” Hoàng đế giết con mình để làm đẹp lòng mỹ nữ Hé lộ chuyện “giáo dục giới tính” của các Hoàng đế Trung Hoa Vị Hoàng đế bắt vợ khỏa thân cho các đại thần cùng chiêm ngưỡng Hậu cung của “Hoàng đế” lại vắng giai nhân !

Website: kenhdichvu24h.com

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét