CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996               CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996               CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996                                  TIN TỔNGHỢP                     GIÃ SỬ                         QUÂNSỰ                    CHUYỆN LẠ              WEB                                    

Thứ Bảy, 3 tháng 8, 2013

BanglaDesh đối mặt nguy cơ đổ máu

(PL&XH) - Ngày 1-8, Tòa án tối cao Bangla Desh ra phán quyết tước quyền tham gia tranh cử trong năm 2014 của đảng Hồi giáo lớn nhất nước này Jamaat-e-Islami vì cho rằng hiến chương của đảng này vi phạm hiến pháp.

Giới phân tích cho rằng phán quyết này sẽ làm gia tăng các cuộc biểu tình phản đối trên đường phố và khiến cho bạo lực chính trị leo thang tại một trong những quốc gia nghèo và đông dân nhất châu Á này.

Các nhà lãnh đạo đảng Jamaat-e-Islami cho rằng họ đang bị chính phủ của bà Sheikh Hasina - con gái lớn của Tổng thống Bangla Desh đầu tiên Sheikh Mujibur Rahman - ngược đãi. Trước đó, 4 thủ lĩnh đảng này bị Tòa án tội phạm Quốc tế kết án tử hình do phạm các tội ác chiến tranh trong cuộc chiến giành độc lập từ Pakistan năm 1971. Trong các cuộc bầu cử trước, Jamaat-e-Islami chỉ giành được rất ít phiếu ủng hộ. Tuy nhiên, đảng này lại là một liên minh quan trọng của đảng Dân tộc Bangla Desh đối lập do bà Khaleda Zia lãnh đạo.

Một cuộc biểu tình của người dân Bangla Desh mới đây đã biến thành bạo loạn.     Ảnh: TL

Thậm chí ngay trước khi Tòa án tối cao Bangla Desh đưa ra phán quyết trên, các chính trị gia và các nhóm nhân quyền đã cảnh báo rằng nước này sẽ có thêm đổ máu trừ phi chính phủ và các phe đối lập đạt được thỏa thuận về cách thức để kiểm soát cuộc bầu cử tới đây. Các tay súng thuộc đảng Jamaat-e-Islami đã đổ ra đường ở một số TP, trong đó có Thủ đô Dhaka, để phản đối phán quyết này và đảng Jamaat-e-Islami cũng đã kêu gọi biểu tình trong hai ngày 12 - 13-8 tới. Theo báo cáo của Tổ chức Theo dõi nhân quyền (HRW) công bố ngày 1-8, đã có ít nhất 150 người thiệt mạng và 2.000 người bị thương trong các cuộc đụng độ giữa lực lượng an ninh và người biểu tình kể từ tháng 2-2013. Ông Brad Adams, GĐ phụ trách khu vực châu Á của HRW, nhận xét: "Sẽ có thêm nhiều đổ máu trên các đường phố trong năm nay trừ phi chính phủ có những hành động mạnh mẽ để kiềm chế lực lượng an ninh. Trong bối cảnh cuộc bầu cử quốc gia sắp diễn ra và có thêm các bản án tội phạm chiến tranh được đưa ra, biểu tình trên đường phố có thể xảy ra thường xuyên và nguy cơ gia tăng bạo lực là rất cao".

Ngoài Jamaat-e-Islami, các lực lượng an ninh Bangla Desh cũng đụng độ với Hefazat-e-Islami - một phong trào Hồi giáo ít được biết đến hơn. Hơn 50 người đã bị thiệt mạng hồi đầu tháng 5 vừa qua khi lực lượng của chính phủ cố gắng giải tán các cuộc biểu tình của Hefazat-e-Islami ở Dhaka. Phần lớn các thành viên của đảng này sống ở khu vực nông thôn đã cảm thấy rất tức giận khi họ nhìn thấy những cái mà họ cho là sự xúc phạm đến tôn giáo của mình từ những blogger thế tục và những thanh niên theo chủ nghĩa tự do kêu gọi tuyên án tử hình đối với các tội phạm chiến tranh.

Các chủ doanh nghiệp, các chính trị gia và các nhà ngoại giao đều bày tỏ lo ngại rằng căng thẳng chính trị sẽ leo thang sau khi tháng lễ Ramadan của người Hồi giáo kết thúc vào giữa tháng này, làm ảnh hưởng đến ngành dệt may vốn được coi là trụ cột chính trong hoạt động xuất khẩu của Bangla Desh.

Trong khi đó, chính phủ do Liên minh Awami của bà Sheikh Hasina lãnh đạo sẽ phải đối mặt với một cuộc bầu cử sau khi kỳ họp của Quốc hội kết thúc vào tháng 10 trong bối cảnh sự ủng hộ của dân chúng ngày càng giảm sút bởi các vụ bê bối tham nhũng và sự đàn áp các phe phái đối lập.

Tuy nhiên, Chính phủ Bangla Desh lại bãi bỏ một điều khoản trong Hiến pháp cho phép một chính phủ lâm thời tiến hành tổ chức các cuộc bầu cử. Chính phủ cũng không đồng ý bất cứ giải pháp thỏa hiệp nào với phe đối lập và điều này khiến cho Bangla Desh có nguy cơ phải nhờ đến lực lượng vũ trang điều hành chính quyền lâm thời. Ông Adilur Rahman Khan, Thư ký nhóm nhân quyền Odhikar, nhận định nếu như bà Sheikh Hasina tổ chức bầu cử và phe đối lập tẩy chay cuộc bầu cử này thì "sẽ xảy ra bạo động chính trị trên quy mô lớn và điều đó cũng sẽ gây ra một cuộc khủng hoảng nhân quyền".


Minh Tâm

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét