Cuộc chiến Syria đang lan sang các nước láng giềng. Ở mạn bắc, người Kurd đang chiến đấu dữ dội với đám phiến quân có liên hệ với al-Qaeda ở sát biên giới Thổ Nhĩ Kỳ và quân đội Thổ Nhĩ Kỳ đang bị lôi kéo vào cuộc chiến thay ba này. Về phía nam, Israel đang tập trung lực lượng và sẽ không kích vào lãnh thổ Syria vào thời điểm thích hợp.
Phong trào Hezbollah đã lôi kéo Lebanon tham gia cuộc chiến Syria, trong khi Mỹ đang cân nhắc có tham chiến hay không.
Chính quyền Obama rõ ràng vẫn hy vọng quân nổi dậy có thể “tự mình giải quyết công việc”, nhưng hy vọng này ngày càng trở nên không thực tế. Sau thành phố Homs, mục tiêu tiếp theo của liên quân Syria-Hezbollah sẽ là thành phố Aleppo. Nhưng số phận Aleppo của Syria có thể giống như số phận của thành phố Benghazi của Libya: phương Tây đã “nhập cuộc” khi quân đội của Gaddafi sắp sửa đánh chiếm Benghazi.
Chính quyền Obama có nhiều thứ để mất nếu để cho quân Assad tái chiếm miền Bắc Syria. Tổng thống Obama sẽ phải đối mặt với phản ứng dữ dội ở trong và ngoài nước. Cuộc chiến Syria có tác động lớn đến nhiều vấn đề chiến lược: từ tham vọng hạt nhân của Iran, đàm phán Israel-Palestine, cung cách ứng xử của Nga trong cuộc canh tranh năng lượng toàn cầu và ảnh hưởng chính trị trong nước.
Trong khi đó, can thiệp quân sự vào Syria quả là nguy hiểm, cả về chính trị lẫn quân sự, và có thể khiến Mỹ tiêu tốn 1 tỷ USD một tháng, vào thời điểm ngân sách quốc phòng bị cắt giảm đáng kể. Một cuộc phiêu lưu quân sự nữa ở Trung Đông rõ ràng là một canh bạc nguy hiểm.
Có lẽ cách tốt nhất đối với chính quyền Obama buộc các bên tham chiến ở Syria đàm phán một thỏa thuận ngừng bắn như ở Nam Tư cũ. Điều này sẽ khiến cho Mỹ ít phải trực tiếp can thiệp, tránh được tàn sát leo thang ở Syria và các đối thủ địa chính trị có thể chia sẻ ảnh hưởng đối với khu vực.
Trên thực tế, sự thất thủ của “thủ đô nổi dậy” Homs sẽ có lợi cho kịch bản nói trên vì nó sẽ cho phép chính phủ Syria củng cố vị thế, liên kết các trung tâm quyền lực chính tại Damascus và trên bờ biển Địa Trung Hải.
Việc Mỹ cung cấp vũ khí hạng nặng cho phiến quân Syria có thể tạo ra một sự cân bằng giữa các lực lượng nổi dậy ở miền Bắc và miền Nam Syria. Và tham vọng tự trị của Đảng người Kurd ở Syria (PYD) có thể tạo ra một “thế chân vạc” mới ở Syria.
Giáo sư William Hale của Trường Nghiên cứu phương Đông và Châu Phi tại London nhận định: “Thổ Nhĩ Kỳ có thể chấp nhận quyền tự chủ của người Kurd ở Syria, với điều kiện Mặt trận Quốc gia Syria (SNC) đối lập cũng chấp nhận, và sẽ không hỗ trợ hai bên tham chiến là PYD và Hồi giáo cực đoan. Nói tóm lại, xem ra Thổ Nhĩ Kỳ đã thay đổi thái độ và đang tỏ ra hòa hoãn với người Kurd”.
Hiện chưa có gì đảm bảo rằng Mỹ và các đối thủ địa chính trị khác sẽ phương án phân vùng hoặc sẽ thành công trong việc đàm phán lợi ích những khác nhau. Ngăn chặn bạo lực lan ra khắp khu vực sẽ còn khó khăn hơn. Tất cả các mặt trận giữa chính phủ Syria, phe nổi dậy, người Kurd, Thổ Nhĩ Kỳ, Hezbollah và Israel rất dễ bùng phát. Với rất nhiều bên xung đột lợi ích với nhau, hòa bình lâu dài ở Syria có vẻ như chỉ là ảo vọng.
Lê Chân (theo atimes.com)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét