Hố đen kích thước siêu khổng lồ che phủ tới gần ¼ diện tích mặt trời, đang tồn tại trên phía cực bắc của vầng thái dương. Hố đen này được phát hiện bởi thiết bị quan sát mặt trời nằm trong không gian SOHO, sản phẩm hợp tác của Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) và Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA).
Hố đen kích thước tương đương ¼ diện tích mặt trời. |
Hố đen siêu khổng lồ tồn tại trong 5 ngày, từ 13 – 18/7 vừa qua. Nhìn rất hiền hòa nhưng trong suốt thời gian tồn tại, nó liên tiếp đẩy các hạt năng lượng vào không gian, tạo thành các đợt gió mặt trời với vận tốc di chuyển lên tới 48.000 km/h. Tuy không tạo thành những vùng sáng có thể quan sát được nhưng nó chính là lỗ hào quang khổng lồ.
Dù vậy, hố đen lại có nhiệt độ thấp hơn khiến chúng trở nên tối màu hơn so với những khu vực xung quanh. Tuy nhiên, giống với những vụ nổ plasma, tần suất xuất hiện của hố đen cũng tuân theo chu kỳ hoạt động 11 năm/lần của mặt trời. Không chỉ tạo ra những trận bão cực lớn, hố đen còn khiến từ trường mặt trời đảo ngược, và góp phần tạo ra những hố đen khác ở phía bên kia của vầng thái dương.
Hoạt động của mặt trời sẽ đạt đỉnh trong cuối năm nay và năm sau. |
Trên thực tế, giai đoạn cuối năm 2013 và năm 2014 được dự đoán là thời điểm mặt trời hoạt động mạnh nhất, với những trận bão từ khổng lồ được tạo ra. Trong trường hợp bão từ hướng về phía trái đất, nó sẽ gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng tới cuộc sống của con người. Tuy nhiên, tác động của bão mặt trời sẽ khó được nhìn thấy nếu chúng chưa đạt mức gây hậu quả nghiêm trọng.
Hồng Duy
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét