Tập đoàn Apple vừa tuyên bố họ sẽ kiểm tra điều kiện làm việc bên trong các nhà máy Pegatron ở Trung Quốc chuyên lắp ráp iPhone, iMac và cả dòng iPhone 5C giá rẻ sắp ra mắt.
Thông báo trên được đưa ra sau khi tổ chức Giám sát Lao động Trung Quốc (CLW) công bố một bản báo cáo chi tiết kèm một video về các điều kiện làm việc bên trong một số nhà máy của Apple ở Trung Quốc.
Hình ảnh video cho thấy quy định làm việc cấm lao động xăm mình, nhuộm tóc và không đủ chiều cao. Trong video còn có cảnh các công nhân mệt nhọc ngủ trên sàn nhà, dùng thùng xô để giặt giũ, các vòi tắm chung dơ dáy được lắp các garage để xe còn nhà vệ sinh thì rất bẩn thỉu.
Đoạn phim cũng cho thấy các lao động hợp đồng của Apple đều còn rất trẻ.
Dưới đây là một số hình ảnh được lấy từ video quay cảnh bên trong các nhà máy của Apple ở Trung Quốc:
Lao động tới đây làm việc thường phải qua các công ty giới thiệu việc làm và phải trả phí môi giới.
Chỉ có 4-5 vòi tắm dành cho hàng trăm con người.
Các lao động được trả 1,5 USD/h.
Nhà vệ sinh dơ dáy bẩn thỉu.
Các lao động trẻ không được đào tạo đầy đủ. Họ không hề biết khi nào mình tiếp xúc với hóa chất độc hại, theo CLW.
Các công nhân thường xuyên phải làm việc 66 giờ mỗi tuần.
Họ làm theo các ca từ 11h làm việc trở lên nhưng không được trả tiền làm thêm giờ.
Một số người phải lắp 600 chiếc vỏ iPad mỗi ca làm việc.
Họ phải làm việc 6 ngày mỗi tuần.
Các điều kiện làm việc là trái phép, ngay cả xét theo luật pháp Trung Quốc.
Phụ nữ có thai không được nghỉ chế độ thai sản.
Lao động tới đây làm việc thường phải qua các công ty giới thiệu việc làm và phải trả phí môi giới.
Chỉ có 4-5 vòi tắm dành cho hàng trăm con người.
Các lao động được trả 1,5 USD/h.
Nhà vệ sinh dơ dáy bẩn thỉu.
Các lao động trẻ không được đào tạo đầy đủ. Họ không hề biết khi nào mình tiếp xúc với hóa chất độc hại, theo CLW.
Các công nhân thường xuyên phải làm việc 66 giờ mỗi tuần.
Họ làm theo các ca từ 11h làm việc trở lên nhưng không được trả tiền làm thêm giờ.
Một số người phải lắp 600 chiếc vỏ iPad mỗi ca làm việc.
Họ phải làm việc 6 ngày mỗi tuần.
Các điều kiện làm việc là trái phép, ngay cả xét theo luật pháp Trung Quốc.
Phụ nữ có thai không được nghỉ chế độ thai sản.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét