CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996               CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996               CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996                                  TIN TỔNGHỢP                     GIÃ SỬ                         QUÂNSỰ                    CHUYỆN LẠ              WEB                                    

Thứ Năm, 1 tháng 8, 2013

Trung Quốc đang tự cô lập mình

 Tình trạng căng thẳng gia tăng tại khu vực Đông Á, mà nguyên nhân chủ yếu là sự hung hăng và tham vọng bành trướng của Trung Quốc với tuyên bố “chủ quyền không thể tranh cãi” tại phần lớn biển Đông đang gây quan ngại lớn về ổn định khu vực.

Trong vài năm trở lại đây, Mỹ đã công bố chính sách chuyển dịch trọng tâm về châu Á mà một phần được cho là do chính sách hiếu chiến của Bắc Kinh ở trong khu vực. Các tuyên bố chủ quyền hung hăng của Trung Quốc đang khiến các nước trong khu vực củng cố quan hệ với Mỹ.

Phát biểu trước báo giới tại Washington, Tướng không quân Herbert Carlisle - chỉ huy cao nhất của lực lượng không quân Mỹ tại khu vực Thái Bình Dương - nói: “Thái độ hung hăng mang lại nguy cơ tính toán sai lầm. Đó là điều chúng tôi cân nhắc mỗi ngày”.

Trung Quốc hiện đang tranh chấp chủ quyền với một loạt quốc gia, trong đó có các đồng minh quan trọng của Mỹ. Tướng Carlisle nói ông lo ngại rằng một số hành động của Trung Quốc có thể gây hiệu ứng lan rộng. Môi trường hiện tại rất phức tạp và luôn thay đổi. Mỗi hành động đều có thể dẫn tới hậu quả không mong đợi. Cùng lúc, các chính sách của Trung Quốc đang khiến Washington tăng cường các mối quan hệ trong khu vực, thí dụ tuyên bố mới đây về việc Washington và Manila mở rộng đàm phán về hợp tác quốc phòng. Ông nói: “Một số hành xử hung hăng, ngỗ ngược của Trung Quốc thực tế đã khiến bạn bè của chúng tôi, những người mong muốn chúng tôi hiện diện ở đó, xích lại gần chúng tôi hơn”.


Sự hung hăng của Trung Quốc trên biển khiến nhiều nước tìm đến Mỹ

Theo Tướng Carlisle, một số đồng minh có thể sẽ mua vũ khí của các nước khác, không phải Mỹ, nhưng họ vẫn muốn sự hiện diện ngày càng tăng của Mỹ để đối trọng lại với Trung Quốc. Ông cũng cho biết một nửa số chiến đấu cơ F-22 của Không lực Mỹ hiện đã có mặt tại khu vực Thái Bình Dương và đây sẽ là căn cứ đầu tiên cho loại chiến đấu cơ mới F-35 do tập đoàn Lockheed Martin sản xuất. Không quân Mỹ cũng sẽ điều tới khu vực này một số máy bay do thám không người lái Global Hawks do hãng Northrop Grumman chế tạo. Một chi tiết đáng chú ý mà vị tướng này tiết lộ là Washington đang tăng cường bán vũ khí cho các nước không phải là khách hàng truyền thống trong bối cảnh thị trường vũ khí nội địa và châu Âu đang thu hẹp.

Tình trạng căng thẳng gia tăng tại khu vực Đông Á, mà nguyên nhân chủ yếu là sự hung hăng và tham vọng bành trướng của Trung Quốc với tuyên bố “chủ quyền không thể tranh cãi” tại phần lớn biển Đông đang gây quan ngại lớn về ổn định khu vực. Trong đó, tranh chấp lãnh thổ giữa Trung Quốc với Philippines là căng thẳng nhất. Manila đã phản ứng theo nhiều cách khác nhau để bảo vệ lợi ích của mình, trong đó có việc đưa tranh chấp với Bắc Kinh ra tòa trọng tài theo Phụ lục VII Công ước Liên hợp quốc về Luật biển 1982. Bên cạnh việc tăng cường quan hệ với Mỹ, Philippines đã đề nghị thiết lập quan hệ đối tác chiến lược với Nhật Bản và Australia nhằm nâng cấp quan hệ song phương với ưu tiên hợp tác an ninh. Manila hi vọng sẽ hợp tác chặt chẽ hơn với Tokyo và Canberra, đặc biệt trong quân sự và hàng hải. Tuy nhiên, cho đến nay, mới chỉ có Nhật Bản nhất trí.

Nhiều người sẽ coi nỗ lực thiết lập quan hệ đối tác chiến lược của Philippines là nhằm tạo dựng đồng minh bảo vệ Manila trước sự xâm lấn ngày càng gia tăng của Trung Quốc, song trên thực tế, bản chất của sự hợp tác không đạt được mức độ này. Thay vào đó, như quan hệ với Nhật Bản cho thấy, Manila chủ yếu tìm cách tái khẳng định quan điểm của mình rằng trật tự khu vực ở Đông Bắc Á và Đông Nam Á không nên bị ảnh hưởng bởi hành động đơn phương, mà phải là sản phẩm của sự tham vấn mạnh mẽ nhằm giải quyết tình trạng mất an ninh của tất cả các nước trong khu vực.

Mỹ vẫn là nhà bảo trợ chính cho an ninh Đông Nam Á. Tuy nhiên, các quốc gia trong khu vực như Philippines cũng cần sự bảo đảm về quy tắc và quy định để giải quyết tranh chấp khi đối mặt với một Trung Quốc ngày một lớn mạnh và hung hăng. Nỗ lực của Philippines có thể được diễn giải là nhằm đảm bảo rằng nguy cơ đối đầu quân sự được duy trì ở mức tối thiểu và khi đó các nước nhỏ hơn rõ ràng là ở thế bất lợi.


Minh Tâm

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét