CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996               CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996               CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996                                  TIN TỔNGHỢP                     GIÃ SỬ                         QUÂNSỰ                    CHUYỆN LẠ              WEB                                    

Thứ Năm, 1 tháng 8, 2013

Mỹ muốn hòa giải và tăng sức ép với Pakistan?

VOV.VN - Chuyến thăm bất ngờ tới Pakistan của Ngoại trưởng Mỹ John Kerry ngày 31/7 thể hiện sự ủng hộ của Mỹ đối với nước này.
VOV.VN - Chuyến thăm bất ngờ tới Pakistan của Ngoại trưởng Mỹ John Kerry ngày 31/7 thể hiện  sự ủng hộ của Mỹ đối với nước này.
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry ngày 31/7 có chuyến thăm bất ngờ đến Pakistan. Chuyến thăm này của ông Kerry được cho là giúp giảm căng thẳng về các vụ không kích của Mỹ gần đây. Đồng thời, chuyến thăm cũng nhằm gia tăng sức ép đối với Pakistan trong hoạt động trấn áp các nhóm vũ trang, tránh biến nước này trở thành thiên đường của những kẻ khủng bố.
Ngoại trưởng John Kerry tới Pakistan vừa để trấn an các nước đồng minh vừa mong muốn cải thiện quan hệ với Pakistan (Ảnh: Reuters)
Đây là chuyến thăm đầu tiên của ông Kerry đến Pakistan kể từ khi ông giữ vị trị  Ngoại trưởng Mỹ. Chuyến thăm này diễn ra ngay sau chính phủ mới tại Pakistan nhậm chức nhằm thể hiện sự ủng hộ của Mỹ đối với chính quyền mới tại Pakistan.
Chuyến thăm cũng diễn ra trong bối cảnh mối quan hệ giữa hai đồng minh đang trở nên căng thẳng sau các vụ không kích bằng máy bay không người lái của Mỹ làm nhiều dân thường thiệt mạng.
Sau khi lên nắm quyền, Thủ tướng Pakistan Nawaz Sharif đã kịch liệt lên án và yêu cầu Mỹ chấm dứt các vụ tấn công máy bay không người lái. Vì vậy, trong chuyến thăm này, Ngoại trưởng Mỹ cũng muốn trấn an các đồng minh và cải thiện quan hệ với nước này.
Phó phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Mỹ Marie Harf cho biết: “Ngoại trưởng Kerry có cuộc tham vấn với chính phủ dân sự mới tại Pakistan nhằm tăng cường các cam kết của Mỹ đối với người dân Pakistan. Chuyến thăm này nhằm tập trung vào các chủ đề như: tăng cường an ninh, thúc đẩy kinh tế và tăng cường mối quan hệ hợp tác giữa hai nước, cùng các vấn đề khu vực mà hai bên quan tâm”.
Bên cạnh tăng cường hợp tácông Kerry cũng có các cuộc thảo luận nhằm làm sống lại các cuộc đối thoại hòa bình với lực lượng Taliban đang bị đình trệ và tăng cường những nỗ lực giúp ổn định nước láng giềng Afghanistan khi lực lượng quân đội Mỹ chuẩn bị rút quân khỏi đây vào cuối năm 2014.
Mỹ-nhà tài trợ lớn nhất của Pakistan cũng muốn nước này đưa ra một kế hoạch rõ ràng về việc tăng cường các chiến dịch chống lại các nhóm cực đoan thường xuyên tiến hành vụ tấn công nhằm vào lực lượng Mỹ tại Afghanistan.
Pakistan hiện nay đóng vai trò quan trọng trong tiến trình đàm phán hòa bình tại Afghanistan vì nước này có ảnh hưởng khá lớn đến lực lượng Taliban. Tuy nhiên, các quan chức Pakistan gần đây cũng khẳng định, Pakistan có ảnh hưởng đến Taliban nhưng không thể kiểm soát được lực lượng này. Do đó, tiến trình hòa giải phải do chính người Afghanistan thực hiện. 
Phía Mỹ cũng không quá gây sức ép về vấn đề này đối với Pakistan để tránh làm tổn hại đến mối quan hệ đồng minh. Một quan chức Mỹ cho biết, mặc dù vấn đề trấn áp các nhóm cực đoan là ưu tiên hàng đầu cho các cuộc đối thoại, nhưng Mỹ sẽ yêu cầu Pakistan cần phải làm gì mà nước Mỹ chỉ đợi xem ý định của Pakistan và cách họ phối hợp để thúc đẩy quan hệ song phương. Theo phía Mỹ, tiêu diệt chủ nghĩa cực đoan là ưu tiên hàng đầu cho bất kì lợi ích nào, trong đó có cả lợi ích của Pakistan.
Theo các nhà phân tích, khi Mỹ và các nước thành viên Khối Hiệp ước quân sự Bắc Đại Tây Dương (NATO) dự kiến sẽ rút hết khỏi Afghanistan vào cuối năm 2014, Mỹ sẽ cần tới sự trợ giúp của Pakistan để tiến trình này có thể được thực hiện một cách suôn sẻ.
Trong khi đó, Pakistan cũng cần sự hỗ trợ của Mỹ để khắc phục những thách thức về kinh tế và năng lượng. Vì vậy, mối quan hệ qua lại này đang đòi hỏi sự nỗ lực cũng như chân thành hơn nữa từ các nhà chức trách và lãnh đạo của cả hai nước để cải thiện mối quan hệ đồng minh./.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét