Để giành được ngôi báu, Thạch Hổ không ngần ngại giết hết người anh em này tới người anh em khác của mình bằng những phương cách tàn bạo nhất. Rồi tới khi lên ngôi, để được thoải mái hưởng lạc, Thạch Hổ đã sẵn sàng giết chết những đứa con ruột làm trái ý mình…
Tận diệt anh em để lên ngôi báu
Thạch Hổ, Hoàng đế nhà Hậu Triệu thời Thập Quốc, tên tự là Lý Long sinh vào năm Tấn Huệ Đế Nguyên Khang thứ 5, tức năm 295.
Cha của Thạch Hổ mất sớm nên ngay từ khi còn nhỏ, Thạch Hổ đã phải theo mẹ lang thang nay đây mai đó để kiếm sống. Sau đó, nhờ mẹ con Thạch Hổ được cha của Hoàng đế sáng lập nhà Hậu Triệu là Thạch Lặc mang về nuôi, vì vậy, có người nói rằng Thạch Hổ và Thạch Lặc là hai anh em.
Khi Thạch Hổ mới khoảng 6-7 tuổi, một thầy tướng số từng nói rằng: “Tướng mạo này chắc chắn là tướng đại quý, tới mức khó có thể tin được”.
Vào những năm Vĩnh Hưng, Thạch Lặc vì gia cảnh đói kém bị đem bán làm nô lệ ở Sơn Đông. Lúc bấy giờ, Thạch Hổ cùng với mẹ Thạch Lặc vẫn ở lại Sơn Tây.
Cũng từ đó, Thạch Hổ và Thạch Lặc mất liên hệ với nhau từ đó. Cho tới năm Vĩnh Gia thứ 5, Lưu Côn mới mang mẹ của Thạch Lặc và Thạch Hổ tới chỗ của Thạch Lặc, hai người mới gặp lại nhau.
Lúc bấy giờ, Thạch Lặc đã đi theo cuộc khởi nghĩa của người Hung Nô đứng đầu là Lưu Uyên và được làm tới chức tướng quân còn Thạch Hổ mới chỉ 17 tuổi. Tuy nhiên, không lâu sau đó, Thạch Lặc nhanh chóng cảm thấy thất vọng với đứa em nuôi của mình.
Thạch Hổ tính cách rất tàn nhẫn, lại ham chơi lêu lổng, cả ngày chỉ thích săn bắn, chơi đùa. Thạch Hổ có sở thích đặc biệt là lấy cung tên bắn người làm thú vui. Thạch Lặc vì thế nổi giận định giết Thạch Hổ.
Tuy nhiên, mẹ Thạch Lặc là Vương thị khuyên rằng: “Con trâu khỏe lúc con bé bao giờ cũng hung hăng như vậy. Con hãy kiên nhẫn một chút”. Thạch Lặc không biết làm thế nào đành phải nghe theo.
Sau đó, Thạch Hổ cũng trưởng thành dần, từ năm 18 tuổi, y dần dần bớt gây những chuyện rắc rối hơn. Lại thêm, Thạch Hổ có thân hình cao lớn, vạm vỡ, chỉ nhìn bề ngoài cũng đủ biết sức vóc hơn người.
Khi Thạch Hổ mang giáp trụ vào người, những người đứng xung quanh không ai không cảm thấy khiếp sợ.
Cũng chính vì thế, Thạch Lặc dần dần tín nhiệm và coi trọng Thạch Hổ, phong cho làm Chinh Lỗ tướng quân. Thạch Lỗ còn đứng ra cưới em gái của Chinh Bắc tướng quân Quách Vinh về làm vợ của Thạch Hổ.
Tuy nhiên, Thạch Hổ lại là thích nam chứ không thích nữ. Sử sách ghi chép rằng, Thạch Hổ sủng hạnh một tình nhân nam tên là Trịnh Anh Đào.
Do cái tên Anh Đào, nhiều sử gia đã lầm lẫn họ Trịnh là nữ giới nhưng thực tế Trịnh là đàn ông. Họ Trịnh tính cách dâm loạn, lại xảo trá, nghĩ ra đủ mọi chiêu trò để lừa Thạch Hổ vào tròng rồi trói chặt.
Vì thế, hàng đêm, Trịnh đều tìm cách nhỏ to thủ thỉ để Thạch Hổ hắt hủi người vợ họ Quách của mình mới cưới về, đồng thời trước mặt Thạch Hổ châm chọc, mỉa mai Quách thị.
Quách thị vì uất ức quá đã cãi nhau với Trịnh Anh Đào. Tuy nhiên, do Thạch Hổ sủng ái và yêu chiều Anh Đào nên quát mắng, không cho Quách thị nói nửa câu.
Quách thị nén nhịn đã lâu, nay đã tới lúc không thể nhịn được nữa, lại thêm lúc này Thạch Hổ lại rõ ràng tỏ ý bảo vệ cho Trịnh Anh Đào khiến thị càng giận hơn nên to tiếng cãi lại Thạch Hổ.
Thạch Hổ tính cách nóng như lửa, ngay lập tức xông vào tay đấm chân đá, đánh Quách thị tối tăm mặt mũi. Tới khi y nguôi giận thì Quách Thị đã chết từ lúc nào.
Sau này, Thạch Hổ còn cưới một người phụ nữ Thanh Hà là Thôi thị làm vợ bé. Mới sống với nhau chưa đầy một năm thì “sủng nam” Trịnh Anh Đào lại tìm cách phá hoại.
Bị Trịnh gièm pha, Thạch Hổ nổi giận lấy cung cầm sẵn ở tay rồi cho gọi Thôi thị mà hỏi tội. Thôi vội vàng chạy cả chân đất ra quỳ trước mặt Thạch Hổ nói: “Đại vương đừng vội giết thiếp, hãy nghe thiếp một lời trước đã”.
Thạch Hổ cười một cách nham hiểm: “Nếu như ngươi lòng dạ trong sáng thì việc gì phải hốt hoảng như vậy. Ngươi hãy ngồi xuống, ta cho người thời gian để nói”.
Thôi thị quay lưng ngồi xuống ghế thì nghe thấy sau lưng mình tiếng kêu rắc rắc của chiếc cung bị kéo căng ra.
Trong phút chốc, Thôi thị biết Thạch Hổ định làm gì, vội vàng né sang một bên, tuy nhiên không kịp, một mũi tên của Thạch Hổ đã bắn từ phía sau ra phía trước ngực khiến Thôi thị chết ngay tại chỗ.
Vốn có tính háo sát, không chỉ sát hại những người vợ của mình, Thạch Hổ còn tìm cách giết sạch những người làm cho y ngứa mắt. Trong quân đội của mình, bất cứ ai dám tự coi mình ngang hàng với y lập tức bị y tìm cách sát hại. Trước sau, Thạch Hổ đã giết vô số những người như vậy.
Với quân đội của mình còn không nể nang thì chắc chắn Thạch Hổ cũng chẳng thương tiếc gì kẻ địch. Sử chép rằng, mỗi khi hạ xong thành trì nào, lập tức Thạch Hổ lại tập trung toàn bộ dân chúng trong thành lại rồi giết sạch không tha cho bất cứ ai.
Mặc dù Thạch Lặc nhiều lần trách mắng, hòng kiểm soát tính hung hăng tàn bạo của Thạch Hổ song Thạch Hổ chỉ vâng dạ gật gù rồi mọi chuyện lại đâu vào đó.
Tuy nhiên, tính cách tàn bạo của Thạch Hổ lại giúp ích rất lớn cho Thạch Lặc, đặc biệt là trong chuyện cầm quân đánh trận. Chính vì vậy, mặc dù không thích, song Thạch Lặc vẫn không thể tránh được việc ngày càng tín nhiệm Thạch Hổ.
Thạch Lặc vốn là tướng quân của nhà Hậu Triệu. Tuy nhiên, sau đó, khi cảm thấy lực lượng của mình đủ mạnh, Thạch Lặc đã tự tách ra khỏi nước Triệu, lập nên quốc gia riêng, sử sách gọi là Hậu Triệu.
Tới năm Hàm Hòa thứ 5, Triệu Vương là Lưu Diệu bị Thạch Lặc bắt sống, nhà Triệu bị diệt vong. Thạch Lặc xưng đế, phong Thạch Hổ là Thái Úy, Thượng Thư Lệnh, tấn phong Trung Sơn Vương, thực ấp vạn hộ.
Thạch Hổ |
Lúc bấy giờ, Thạch Hổ cho rằng minh công trạng như vậy, sau khi Thạch Lặc xưng đế sẽ phong cho mình làm Đại Thiền Vu. Không ngờ, chức vụ này lại bị Thạch Lặc phong cho con trai là Thạch Hoằng.
Vì vậy, tất cả mọi việc lớn nhỏ trong triều lúc bấy giờ không việc gì không do một tay Thạch Hoằng giải quyết. Cũng vì lý do này, Thạch Hổ bắt đầu cảm thấy bất mãn với Thạch Lặc.
Thạch Hoằng, tự là Đại Nhã, tính tình hiền lành, lại hay giao du với bọn văn sĩ trong thiên hạ, Thạch Lặc cũng vì thế mà hay lo lắng nên từng nói với đại thần Từ Quang rằng: “Đại Nhã tính tình thuần hậu, đáng tiếc là chẳng giống ta chút nào”.
Từ Quang nói: “Hán Cao Tổ ngồi trên mình ngựa mà lấy thiên hạ, Hiếu Văn Đế lại dùng văn đức mà ngồi ngôi chủ. Việc dựng nghiệp và giữ nghiệp là khác nhau, việc gì hoàng thượng phải lo lắng”.
Thạch Lặc nghe thế thấy vui vẻ hẳn. Từ Quang lại nói: “Thái tử thuần hậu mà Trung Sơn Vương thì lại là kẻ gian trá. Một ngày nếu như bệ hạ có mệnh hệ nào, chắc chắn Trung Sơn Vương sẽ trở thành mối họa lớn. Chi bằng dần dần giảm bớt quyền lực của Trung Sơn Vương và để cho thái tử sớm tham gia điều hành việc triều chính”.
Sau Từ Quang, quan Hữu Bố Xạ Trình Hà cũng khuyên Thạch Lặc nên đề phòng đối với Thạch Hổ. Thạch Lặc do dự rất lâu, bởi lẽ Thạch Hổ có công rất lớn trong việc dựng nên nhà Hậu Triệu.
Cuối cùng, Thạch Lặc đã không nỡ tước đi binh quyền của Thạch Hổ. Và đương nhiên, ông vua sáng nghiệp nhà Hậu Triệu đã phải trả một cái giá rất đắt.
Vào năm Diên Hy thứ nhất nhà Hậu Triệu, ngay sau khi Thạch Lặc chết, Thạch Hổ liền hạ lệnh cho người tới bắt Trình Hà và Từ Quang rồi cho con trai của mình là Thạch Thúy dẫn quân vây chặt cả hoàng cung. Văn võ bá quan trong triều ai cũng kinh sợ, tìm cách bỏ trốn.
Thái tử Thạch Hoằng sợ hãi tự nguyện nhường ngôi cho Thạch Hổ. Thạch Hổ từ chối nói: “Vua chết thì thế tử lên thay, thần nào dám làm loạn!” Thạch Hoằng biết Hổ chỉ làm trò nên khóc lóc thảm thiết nhất định đòi nhường ngai Hoàng đế lại cho Hổ.
Thạch Hổ nổi giận nói: “Ngươi không thể đảm đương thì thiên hạ tự có công luận, làm sao đến lượt nhà ngươi quyết định”.
Vì thế, Thạch Hổ vẫn quyết định lập Thạch Hoằng lên ngôi. Thạch Hoằng phong cho Thạch Hổ làm tể tướng, tước Ngụy Vương, Đại Thiền Vu, nắm hết mọi việc trong triều đình.
Trước tình cảnh Thạch Hổ lộng quyền, vợ của Thạch Lặc là Lưu Thị cùng con là Bành Thành Vương Thạch Thậm bàn mưu trừ bỏ Thạch Hổ. Khi đó, đại đa số các quan đại thần dưới thời Thạch Lặc đều bị biếm trích tới những vùng xa xôi. Kinh thành lại bị Thạch Hổ khống chế, canh phòng rất nghiêm ngặt.
Vì vậy, Thạch Thậm dự định tới Duyễn Châu tập hợp binh mã, phò con trai của Thạch Lặc là Nam Nhật Vương Thạch Khôi làm Hoàng đế, tuyên bố chiếu lệnh của thái hậu, hiệu triệu lực lượng từ khắp nơi liên hợp lại với nhau để thảo phạt Thạch Hổ.
Tuy nhiên, kế hoạch của Lưu thị và Thạch Thậm chưa kịp thực hiện thì bị Thạch Hổ phát hiện. Cả hai người đều bị giết sau đó. Tuy nhiên, cái chết của Thạch Thậm và Lưu thị không phải hoàn toàn vô nghĩa.
Sau khi nghe tin Thạch Thậm bị Thạch Hổ giết chết, Thạch Lương đang trấn giữ ở Lạc Dương và Thạch Sinh đang trấn giữ Trương An liền hợp quân lại tấn công, thảo phạt Thạch Hổ.
Thạch Hổ dẫn đầu 70 ngàn quân giết Thạch Lương ở thành Kim Dung, sau đó dẫn quân đánh thẳng vào Trường An giêt toàn bộ quân tướng của Thạch Sinh.
Thạch Hoằng thấy cảnh anh em của mình lần lượt bị giết vì Thạch Hổ không cầm được lòng nên mang ngọc tỉ trên tay tới chỗ Thạch Hổ nói rằng mình muốn nhường lại ngôi báu cho Thạch Hổ.
Thạch Hổ nói: “Người trong thiên hạ tự biết ai là người xứng đáng ngồi lên ngai vàng, làm sao đã tới lượt ngươi!” Thạch Hoằng buồn bã trở về cung nói với mẹ, nước mắt như mưa: “Con cháu của tiên đế cứ thế mà sẽ bị giết sạch cả thôi!”.
Ít lâu sau đó, Thạch Hổ phế Thạch Hoằng làm Hải Dương Vương, rồi trong cùng năm đó, đem Thạch Hoằng cùng em trai và mẹ đẻ Thạch Hoằng giết sạch. Thạch Hổ tự xưng là Đại Triệu Thiên Vương, rồi tới năm Vĩnh Hòa thứ 5 đổi thành Triệu Hoàng Đế, chính thức thay thế triều đại Hậu triệu của Thạch Lặc.
Giết cả con đẻ để hưởng lạc
Năm Kiến Vũ thứ 2, Thạch Hổ xây dựng Điện Thái Vũ ở Tương Quốc và Đông Tây Cung ở Nghiệp Thành.
Phần móng của Thái Vũ Điện cao tới cả chục mét, toàn bộ cung điện được xây dựng bằng những phiến đá màu quý hiếm. Bên dưới cung điện còn có mật thất, bên trong có 500 binh sĩ canh giữ ngày đêm. Trang trí bên trong, từng chi tiết nhỏ đều được làm rất xa hoa và tỉ mẩn.
Bạo chúa giết con. Ảnh minh họa |
Tuy nhiên, so với Thái Vũ Điện thì cung Đông Tây còn lộng lẫy và tốn kém hơn rất nhiều. Tất cả các cột trụ, các bức tường, bức màn trong Đông Tây Cung đều được dát bằng vàng và ngọc quý.
Điều đáng nói là sau khi xây dựng xong cung điện này, Thạch Hổ ra lệnh tuyển hàng ngàn mỹ nữ vào trong cung để dùng cho mình hưởng lạc. Những cô gái trong cả nước trên 13 tuổi và dưới 20 tuổi có đôi chút nhan sắc đều nhất loạt bị bắt vào cung.
Tuy nhiên, đó chưa phải là sự xa hoa duy nhất của Thạch Hổ. Vốn thích săn bắn, Thạch Hổ cũng phải tìm mọi cách để thể hiện thú vui của mình một cách xa hoa và tốn kém nhất.
Mỗi lần Thạch Hổ đi săn là triều đình phải huy động hàng ngàn cỗ xe. Thạch Hổ còn ra lệnh cho đóng những cỗ xe rất lớn, gồm có 2 tầng với đầy đủ tiện nghi sang trọng.
Không chỉ xa hoa, Thạch Hổ còn rất tàn bạo. Chuyện kể rằng khi đó, hạn hán, thiên tai khắp nơi khiến nhân dân phải sống trong cảnh đói kém.
Những người dân ở Hà Nam đều phải chạy sang nước Đông Tấn để tránh nạn. Thạch Hổ biết chuyện, trách mắng quan Thích Sử Hà Nam quản lý không nghiêm rồi ra lệnh cho giết Thích sử Hà Nam cùng toàn bộ các quan viên dưới quyền, tổng cộng hơn 50 người.
Thạch Hổ có 2 người con trai, đứa con trưởng là Thiên Vương Thái tử Thạch Thúy, còn con thứ tên là Lưu Tuân được phong là Quận Công. Thạch Thúy sức vóc hơn người và rất nham hiểm, giống hệt Thạch Hổ.
Thạch Hổ lập Thạch Thúy làm Thiên Vương Thái tử và lệnh cho Thúy tham gia việc giải quyết tấu sớ của các đại thần.
Thạch Hổ thường xuyên nói với các cận thần của mình rằng: “Cha con, anh em họ Tư Mã vì chém giết lẫn nhau nên mới khiến ta có được sự nghiệp ngày hôm nay. Thử nghĩ, Thúy là con trai ta, ta có thể nhẫn tâm giết hại nó không?” Những kẻ nịnh bợ Thạch Hổ nhất loạt nói: “Hoàng thượng cha từ con hiếu, lẽ nào lại nói nhưng lời như vậy”.
Tuy nhiên, thái tử Thạch Thúy do được sủng ái lại sinh ra kiêu ngạo, tính tình càng thêm tàn bạo, so với Thạch Hổ còn tàn bạo hơn rất nhiều.
Cũng giống như cha mình, Thạch Thúy là kẻ háo sắc, hoang dâm vô độ, có khi cả ngày rong chơi chốn thanh lâu, tối mịt mới quay trở về cung. Có lúc lại lần mò tới nhà các quan đại thần, hễ gặp phụ nữ có chút nhan sắc thì bất kể là già trẻ, thân phận ra sao Thạch Thúy đều cưỡng bức phải ăn nằm với mình.
Tàn bạo hơn, Thạch Thúy ra lệnh cho các cung nữ trang điểm thật đẹp, sau đó sai người chặt đầu của họ để lên mâm cho mọi người cùng xem và bàn tán.
Nghiệp Thành. |
Lại có lúc, Thúy dạo chơi trên chùa, gặp một ni cô có dung mạo xinh đẹp, lập tức giở trò đồi bại. Sau khi đã thỏa mãn, Thúy còn ra lệnh cho tay chân giết hại ni cô vừa ăn nằm với mình rồi xẻ thịt nấu chung với thịt lợn, thịt dê để ăn.
Không ăn hết, Thúy chia cho tay chân, gọi là thưởng thức thịt mỹ nhân. Thế nhưng sự tàn bào của Thúy không chỉ dừng lại ở đó.
Hà Gian Công Thạch Tuyên và Lạc An Công Thạch Thao đều là anh em cùng cha khác mẹ với Thúy. Thạch Tuyên và Thạch Thao đều được Thạch Hổ rất sủng ái, vì thế Thạch Thúy dần dần coi Tuyên và Thao như cái gai trong mắt mình.
Tuy nhiên, Thạch Hổ thì hoàn toàn không biết điều này, ngày ngày chỉ biết quấn quýt bên người đẹp, chẳng màng gì tới những chuyện trong triều đình.
Một lần, Thạch Thúy có việc trình báo, Thạch Hổ bực bội vì bị Thúy làm phiền nên nói: “Việc nhỏ như vậy mà cũng phải trình báo hay sao?”.
Sau đó, có lần Thạch Thúy có việc quan trọng mà không báo cáo với Thạch Hổ, Hổ giận cho gọi Thúy tới hỏi: “Vì sao không báo cáo”. Thạch Thúy kể lại câu nói lần trước của Hổ. Hổ vừa giận vừa thẹn, ra lệnh đánh cho Thúy mấy trăm roi để “trị tội”.
Thạch Thúy bị đòn oan, trong lòng cảm thấy rất bực bội nói với thuộc hạ của mình rằng: “Quan gia (Thạch Hổ) thật là khó chiều. Giờ ta muốn mưu việc lớn, sẽ rất nguy hiểm, các ngươi có theo ta không”.
Bọn thuộc hạ của Thạch Thúy chỉ biết nhìn nhau, không ai dám nói lấy nửa câu. Sau đó, Thạch Thúy giả bệnh ở nhà nhưng âm thầm dẫn hơn 500 kỵ binh tới nhà cận thận Lý Nhan uông rượu.
Rượu đến nửa chừng, Thúy nói với Lý Nhan rằng: “Giờ ta đi giết Hà Gian Công”. Lý Nhan nói: “Hôm nay uống rượu vui trước đã, chuyện đó sẽ tính sau”. Thạch Thúy lại uống thêm vài chén nữa rồi đột ngột chạy ra nhảy lên mình ngựa hét: “Mau theo ta đi giết Hà Gian Công, kẻ nào không theo ta giết”.
Mọi người xung quanh bị Thúy dọa cho chạy tán loạn. Nhưng Thạch Thúy đã say nên cứ lảm nhảm rồi đi về nhà. Mẹ đẻ của Thúy là Trịnh thị biết chuyện sai hoạn quan sang trách mắng Thúy. Thúy giận giết luôn tên hoạn quan.
Thạch Hổ nghe tin Thạch Thúy bị bệnh, định đến thăm con, lệnh cho người chuẩn bị xe ngựa.
Khi chuẩn bị khởi hành đột nhiên có người ra chặn ngựa nói: “Bệ hạ không nên tới Đông Cung”.
Thạch Hổ nhìn kỹ lại thì là hòa thượng Phật Đồ Trừng, liền mời vào ngồi và không tới nhà Thạch Thúy nữa. Với Thạch Hổ, trước nay, những lời nói của Phật Đồ Trừng đều rất linh nghiệm, do vậy Thạch Hổ rất tin.
Tuy nhiên, Thạch Thúy bệnh thì không thể không tới thăm. Vì thế, Thạch Hổ sai một nữ quan trong cung của mình tới thăm Thạch Thúy. Không ngờ, Thạch Thúy nổi cơn điên, rút kiếm tấn công nữ quan này.
Thạch Hổ biết chuyện rất tức giận, cho người bắt Lý Nhan và hơn 30 người trước nay thân cận với Thạch Thúy để chất vấn. Lý Nhan khai hết những gì Thạch Thúy nói. Thạch Hổ trách Lý Nhan dạy dỗ thái tử không tới nơi tới chốn, ra lệnh chém đầu Lý.
Thạch Hổ ra lệnh nhốt Thạch Thúy ở Đông Cung, không cho ra ngoài. Tuy nhiên, mới được nửa ngày thì đã ra lệnh thả.
Sau đó, Thạch Thúy càng nghênh ngang hơn, vào triều yết kiến nhưng lại không dập đầu tạ ơn vì đã được tha tội, bái yết xong lập tức bỏ đi. Thạch Hổ truyền lệnh hỏi: “Thái tử vào yết kiến hoàng thượng, sao lại có thể bỏ đi như vậy được”, Thạch Thúy giả vờ như không nghe thấy gì, cứ như vậy bước đi.
Thạch Hổ giận lắm, ra lệnh phế Thúy làm thường dân và bắt giam vào ngục tối. Đêm hôm đó, Thạch Hổ hạ lệnh giết chết Thạch Thúy, cùng vợ con y, tổng cộng hơn 26 người rồi cho chôn trong cùng một quan tài.
Những người phục vụ trong Đông Cung cũng bị giết sạch, tổng cộng có tới hơn 200 người. Mẹ của Thạch Thúy là Trịnh thị cũng bị phế làm Đông Hải thái phi.
Sau khi giết Thạch Thúy, Thạch Hổ lập Hà Gian Công Thạch Tuyên làm Thiên Vương Thái tử. Thạch Hổ giao cho Thạch Tuyên cùng em trai là Thạch Thao thay mình duyệt tấu sớ của các quan văn võ, không cần phải bẩm báo.
Tuyên cũng là một kẻ tình tình hung bạo, nham hiểm, trước mặt Thạch Hổ cũng không giấu được sự ngạo mạn đó.
Vì thế, Thạch Hổ dần dần cảm thấy hối hận vì đã lựa chọn Thạch Tuyên chứ không phải Thạch Thao làm Thái tử.
Thạch Tuyên sau đó cũng biết được chuyện này, vì vậy bắt đầu mang lòng oán hận đối với cha và em trai ruột của mình. Không lâu sau đó, trong một lần xung đột giữa hai anh em, Thạch Tuyên đã chặt đứt tay chân của Thạch Thao, chọc mù mắt, rồi mổ bụng cho tới chết.
Thạch Tuyên lên kế hoạch, dự định trong đám tang của Thạch Tháo sẽ giết luôn cả Thạch Hổ để cướp ngôi.
Thạch Hổ nghe tin đứa con yêu của mình là Thạch Thao bị giết chết liền ngã lăn ra hôn mê. Ban đầu, Thạch Hổ dự định sẽ chủ trì tang lễ của Thạch Thao, tuy nhiên, do các quan ngăn cản, lo rằng có kẻ lợi dụng cơ hội hành thích nên Thạch Hổ mới thôi.
Sau này, khi biết rằng Thạch Thao bị chính anh thái tử Thạch Tuyên giết chết thì nổi giận đùng đùng, sai nhốt Thạch Tuyên vào cung cấm, đến bữa ăn thì đổ đồ ăn vào máng, cho ăn như súc vật.
Tuy nhiên, vẫn chưa hạ cơn tức giận, Thạch Hổ cuối cùng ra lệnh thiêu sống Thạch Tuyên rồi giết toàn bộ gia đình bao gồm vợ và chín đứa con của Thạch Tuyên.
Sau khi Thạch Hổ chết, một đứa con khác của ông ta là Thạch Tôn lên ngôi vua. Tuy nhiên, ngồi trên ngai vàng chưa ấm chỗ thì Thạch Tôn đã bị Thạch Giám giết chết. Thạch Giám lên ngôi chưa đầy một năm, tới năm 351 thì bị quân đội Nhiễm Mẫn giết chết.
Triều đình Hậu triệu, triều đình độc nhất vô nhị trong lịch sử Trung Quốc chấm dứt trong bi kịch tang thương.
Thạch Hổ nhìn kỹ lại thì là hòa thượng Phật Đồ Trừng, liền mời vào ngồi và không tới nhà Thạch Thúy nữa. Với Thạch Hổ, trước nay, những lời nói của Phật Đồ Trừng đều rất linh nghiệm, do vậy Thạch Hổ rất tin.
Tuy nhiên, Thạch Thúy bệnh thì không thể không tới thăm. Vì thế, Thạch Hổ sai một nữ quan trong cung của mình tới thăm Thạch Thúy. Không ngờ, Thạch Thúy nổi cơn điên, rút kiếm tấn công nữ quan này.
Thạch Hổ biết chuyện rất tức giận, cho người bắt Lý Nhan và hơn 30 người trước nay thân cận với Thạch Thúy để chất vấn. Lý Nhan khai hết những gì Thạch Thúy nói. Thạch Hổ trách Lý Nhan dạy dỗ thái tử không tới nơi tới chốn, ra lệnh chém đầu Lý.
Thạch Hổ ra lệnh nhốt Thạch Thúy ở Đông Cung, không cho ra ngoài. Tuy nhiên, mới được nửa ngày thì đã ra lệnh thả.
Sau đó, Thạch Thúy càng nghênh ngang hơn, vào triều yết kiến nhưng lại không dập đầu tạ ơn vì đã được tha tội, bái yết xong lập tức bỏ đi. Thạch Hổ truyền lệnh hỏi: “Thái tử vào yết kiến hoàng thượng, sao lại có thể bỏ đi như vậy được”, Thạch Thúy giả vờ như không nghe thấy gì, cứ như vậy bước đi.
Thạch Hổ giận lắm, ra lệnh phế Thúy làm thường dân và bắt giam vào ngục tối. Đêm hôm đó, Thạch Hổ hạ lệnh giết chết Thạch Thúy, cùng vợ con y, tổng cộng hơn 26 người rồi cho chôn trong cùng một quan tài.
Những người phục vụ trong Đông Cung cũng bị giết sạch, tổng cộng có tới hơn 200 người. Mẹ của Thạch Thúy là Trịnh thị cũng bị phế làm Đông Hải thái phi.
Sau khi giết Thạch Thúy, Thạch Hổ lập Hà Gian Công Thạch Tuyên làm Thiên Vương Thái tử. Thạch Hổ giao cho Thạch Tuyên cùng em trai là Thạch Thao thay mình duyệt tấu sớ của các quan văn võ, không cần phải bẩm báo.
Tuyên cũng là một kẻ tình tình hung bạo, nham hiểm, trước mặt Thạch Hổ cũng không giấu được sự ngạo mạn đó.
Vì thế, Thạch Hổ dần dần cảm thấy hối hận vì đã lựa chọn Thạch Tuyên chứ không phải Thạch Thao làm Thái tử.
Thạch Tuyên sau đó cũng biết được chuyện này, vì vậy bắt đầu mang lòng oán hận đối với cha và em trai ruột của mình. Không lâu sau đó, trong một lần xung đột giữa hai anh em, Thạch Tuyên đã chặt đứt tay chân của Thạch Thao, chọc mù mắt, rồi mổ bụng cho tới chết.
Thạch Tuyên lên kế hoạch, dự định trong đám tang của Thạch Tháo sẽ giết luôn cả Thạch Hổ để cướp ngôi.
Thạch Hổ nghe tin đứa con yêu của mình là Thạch Thao bị giết chết liền ngã lăn ra hôn mê. Ban đầu, Thạch Hổ dự định sẽ chủ trì tang lễ của Thạch Thao, tuy nhiên, do các quan ngăn cản, lo rằng có kẻ lợi dụng cơ hội hành thích nên Thạch Hổ mới thôi.
Sau này, khi biết rằng Thạch Thao bị chính anh thái tử Thạch Tuyên giết chết thì nổi giận đùng đùng, sai nhốt Thạch Tuyên vào cung cấm, đến bữa ăn thì đổ đồ ăn vào máng, cho ăn như súc vật.
Tuy nhiên, vẫn chưa hạ cơn tức giận, Thạch Hổ cuối cùng ra lệnh thiêu sống Thạch Tuyên rồi giết toàn bộ gia đình bao gồm vợ và chín đứa con của Thạch Tuyên.
Sau khi Thạch Hổ chết, một đứa con khác của ông ta là Thạch Tôn lên ngôi vua. Tuy nhiên, ngồi trên ngai vàng chưa ấm chỗ thì Thạch Tôn đã bị Thạch Giám giết chết. Thạch Giám lên ngôi chưa đầy một năm, tới năm 351 thì bị quân đội Nhiễm Mẫn giết chết.
Triều đình Hậu triệu, triều đình độc nhất vô nhị trong lịch sử Trung Quốc chấm dứt trong bi kịch tang thương.
- Phong Nguyệt
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét