CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996               CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996               CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996                                  TIN TỔNGHỢP                     GIÃ SỬ                         QUÂNSỰ                    CHUYỆN LẠ              WEB                                    

Thứ Năm, 11 tháng 7, 2013

Những bà vợ đình đám của Hoàng đế Đông Ngô Tôn Quyền

Nổi tiếng với những chuyện chính trị và chiến tranh, những câu chuyện được nhiều người biết tới qua tác phẩm “Tam Quốc diễn nghĩa” của tác giả La Quán Trung, ít người biết rằng, cuộc sống hậu cung của “Đại đế” Tôn Quyền cũng không hề kém phần đặc sắc thú vị. Trong đó, có lẽ câu chuyện đặc sắc nhất chính là những câu chuyện về các bà vợ nổi tiếng của ông vua Đông Ngô này…

1. Tôn Quyền tự là Trọng Mưu, người huyện Phú Xuân, Ngô Quận là người sáng lập nên nước Ngô thời Tam Quốc, sau khi chết được tôn xưng là Đông Ngô Đại Đế.

Vào cuối thời Đông Hán, sau khi Tôn Sách chết, Tôn Quyền thay anh cai quản 6 quận Giang Đông. Năm Kiến An thứ 13, tức năm 208 sau Công nguyên, Tôn Quyền liên hợp với Lưu Bị đánh bại đại quân của Tào Tháo trong trận Xích Bích.

Sau đó lại đánh bại liên minh của mình là Lưu Bị ở Kinh Châu. Năm Hoàng Long thứ nhất, tức năm 229, Tôn Quyền xưng đế ở Vũ Xương, đặt quốc hiệu là Ngô, dời đô về Kiến Nghiệp.
Tôn Quyền trên phim
Tôn Quyền trên phim

Tuy nhiên, những năm cuối đời, Tôn Quyền cai trị vô cùng tàn bạo và hà khắc, do vậy, những người dân ở thuộc vùng đất nhà Ngô cai trị không ngừng phát động các cuộc khởi nghĩa chống lại triều đình.

Sử sách chép rằng, Tôn quyền cằm vương miệng rộng, mắt sáng lộ tinh quang, thân người mất cân đối, trên dài dưới ngắn, râu quai nón rất dài. Về tính cách, Tôn Quyền được coi là người rộng lượng, hào phóng, nhân hậu nhưng đồng thời cũng là kẻ mưu trí quyết đoán, biết trọng dụng người tài đức.

Vào năm Kiến An thứ 5, Tôn Sách bị thương mà chết, Tôn Quyền thay anh tiếp tục xây dựng cơ nghiệp họ Tôn. Khi Tào Tháo đem quân tấn công Đông Ngô, nhìn thấy thuyền buồm quân  Ngô chỉnh tề, hùng dũng không nén được sự thán phục đã nói rằng: “Sinh con thì phải sinh người như Tôn Trọng Mưu (Tôn Quyền)”.

Cũng trong trận chiến ấy, nhờ công sức của các tướng giỏi, Tôn Quyền đã đánh bại đại quân Tào Tháo, tiến một bước lớn trong việc tạo nên thế chân vạc của thời Tam Quốc.

Nổi tiếng với những chuyện chính trị và chiến tranh, những câu chuyện được nhiều người biết tới qua tác phẩm Tam Quốc diễn nghĩa của tác giả La Quán Trung, ít người biết rằng, cuộc sống hậu cung của “Đại đế” Tôn Quyền cũng không hề kém phần đặc sắc thú vị.

Trong đó có lẽ câu chuyện thú vị và được nhiều người nhắc tới nhất chính là câu chuyện về Triệu phu nhân. Thời cổ đại có rất nhiều chuyện mà khiến cho những con người hiện đại như chúng ta cũng phải sửng sốt.

Căn cứ theo sách “Thái bình quảng ký” có nói, vào những năm Đại Hưng thời nhà Tấn, người Hoành Dương có làm ra một loài lồng chuột.

 Loại lồng này bốn phía đều dài hơn một trượng (khoảng 3 mét), có bốn cửa, ở mỗi cửa có một hình người bằng gỗ. Bên trong lồng chuột này người ta nuôi 4-5 con chuột.

Điều đáng nói là mỗi khi con chuột chạy ra khỏi cửa là hình người bằng gỗ lại dùng một chiếc gậy bằng gỗ chặn lại. Lại có chuyện nói thời Bắc Tề, Lan Lăng Vương có làm ra một hình người bằng gỗ biết nhảy múa.

Lan Lăng Vương muốn ai đó uống rượu hình nộm bằng gỗ này lại bưng chén rượu tới đưa cho người đó… Tuy nhiên, nói về sự khéo léo có lẽ những người phụ nữ thời cổ đại không ai có thể so sánh được với vợ của Tôn Quyền – Triệu phu nhân.

Triệu phu nhân là em của Triệu Đạt, là một cô gái không chỉ xinh đẹp mà còn có giỏi hội họa. Những bức tranh của Triệu thị, từ nét bút cho tới cấu tứ đều tuyệt mỹ, khó ai có thể so kịp.

 Người ta nói rằng, chỉ bằng tay không, Triệu thị có thể dùng những dải lụa màu sắc kết thành những bức gấm có hình long ly quy phượng rất đẹp lớn hơn một trượng. Vì thế, những phi tần sống trong hậu cung của Tôn Quyền đều nhất loạt gọi “cơ tuyệt” (người nhanh nhẹn khéo léo vô cùng).

Trong thời gian những cuộc chiến giữa Ngụy – Thục – Ngô liên tiếp xảy ra, trong thơi gian hành quân đánh trận,  Tôn Quyền rất muốn có một người biết vẽ để có thể vẽ lại những tấm bản đồ địa hình, sống núi phục vụ cho việc hành quân cũng như bài binh bố trận đối phó kẻ địch.

Chính vì vậy, Trần Đạt đã giới thiệu em gái của mình cho Tôn Quyền để làm người hầu hạ. Khi Triệu thị mới tiến cung, Tôn Quyền nói Triệu thị vẽ cho mình một bức tranh địa hình sông hồ của cả 9 châu.

Triệu thị nói: “Màu mực rất dễ bị phai mờ, không thể giữ được lâu, thiếp có thể thêu trực tiếp lên vải để giữ được lâu hơn”.

Sau đó, Triệu thị đã đem bản đồ của tất cả các nước thêu lên một tấm lụa thật lớn, với đầy đủ tất cả sông, hồ núi non, thanh ấp cũng như các bản đồ bài binh bố trận của quân Ngô rồi đưa cho Tôn Quyền. Lúc bấy giờ có người gọi Triệu thị là “châm tuyệt” (người có khả năng khâu vá thêu thùa tuyệt vời).

Tôn Quyền khi còn sống ở Cung Thiệu Dương. Vào mùa hè, vùng Giang Đông rất nóng nực, Tôn Quyền vì thế luôn cảm thấy bức bối, khó ở nên ra lệnh cuốn những tấm màn tía lên. Triệu thị nhìn thấy thế bèn nói với Tôn Quyền: “Những bức màn tía chẳng phải là thứ quý giá gì”. Tôn Quyền hỏi Triệu thị nói như vậy có ý gì.

Triệu thị nói: “Thiếp tự mình làm một bức màn, dù vẫn để màn che mà gió mát vẫn vào phòng, nhìn bề ngoài lại như không hề có màn. Những kẻ hầu hạ ở xung quanh cũng cảm thấy mát mẻ giống như đang được đi trong làn gió mát”.

Tôn Quyền nghe thấy có một bức màn kỳ diệu như vậy thì thấy sửng sốt vô cùng. Vì dù là Hoàng đế nhưng trước nay Tôn Quyền chưa từng nghe thấy có bức màn nào lại kỳ lạ đến thế.

Theo sử sách ghi chép, Triệu thị cắt những sợ tóc của mình rồi dùng một thứ keo thần kỳ có nguồn gốc từ nước Uất Di, thứ keo thường dùng để dính những sợi dây của cung nỏ kết thành những sợi dài. Cuối cùng đem những sợi này dệt thành một bức màn. Sau nhiều tháng làm việc cật lực Triệu thị đã làm xong một bức màn kỳ lạ.

 Bức màn này nhìn từ phía nào cũng giống như phía nào, hoàn toàn trong suốt. Nó lại còn rất nhẹ, gió chỉ lay khẽ cũng khiến bức màn bay phất phơ.

Vì thế, khi treo bức màn này vào phòng, cả căn phòng trở nên mát mẻ hẳn so với những màn làm từ lụa hay gấm vóc. Vào thời gian đó, Tôn Quyền thường xuyên phải hành quân đi đánh trận, do vậy đã mang theo bức màn thần diệu này để sử dụng.

Ngoài công dụng thần diệu, bức màn này còn có đặc điểm là mở ra thì rộng hàng mấy trượng nhưng gấp lại thì có thể để gọn trong một chiếc gối. Nhờ bức màn đặc biệt này, người thời đó gọi Triệu thị là “tơ tuyệt” (người có khả năng dệt tuyệt vời).

Nhờ có Triệu thị, Đông Ngô của Tôn Quyền đã có “tam tuyệt” vì thế khắp bốn biển không có nơi nào có thể so sánh với họ về những sản phẩm thủ công quý giá và kỳ lạ.

 Tuy nhiên, sau này, trong cuộc tranh giành sủng ái trong hậu cung, có người đã vu khống, nói xấu Triệu thị trước mặt Tôn Quyền vì thế Triệu thị ngày càng bị  Tôn Quyền lạnh nhạt và xa lánh. Dù bị Tôn Quyền ruồng rẫy, song sự khéo léo và khả năng tuyệt vời của Triệu thị thì vẫn được các sử gia ghi lại và nhắc tới.

 Sau này, khi nhà Ngô bị nhà Ngụy tiêu diệt, người ta không còn biết hành trạng của Triệu thi ra sao song những sử sách đời sau như “Lịch đại danh họa ký”, “Thái bình quảng ký”,… đều có ghi lại những câu chuyện về Triệu thị.
2. Vào những năm cuối đời, Tôn Quyền không còn sự minh mẫn và sáng suốt như thời trai trẻ nữa mà trở thành một ông vùa tàn bạo và hiếu sát, suốt ngày nghi ngờ những người xung quanh mình. Trong hậu cung của Tôn Quyền cũng vì tranh sủng mà không từ bất cứ thủ đoạn nào.

Vợ cả của Tôn Quyền là Nguyên Phi họ Tạ vốn là người Sơn Âm, Cối Kê, sắc đẹp nổi tiếng khắp cả vùng Giang Đông. Rất nhiều bà mai mối đã đi mòn cửa nhà họ Tạ nhưng vẫn bị Tạ thị lắc đầu từ chối, không chấp nhận chuyện hôn sự.

 Lúc bấy giờ,  mẹ của Tôn Quyền là Ngô phu nhân nghe biết chuyện đó liền lấy Tạ thị về làm vợ cả cho Tôn Quyền. Tuy nhiên, những ngày vui vẻ của Tạ thị không kéo dài được bao lâu. Ít lâu sau khi cưới Tạ thị, Tôn Quyền lại lấy cháu của cô mình là Từ thị làm phu nhân. Từ phu nhân là người gốc Phú Xuân, Ngô Quận, cùng quê với Tôn Quyền.

Cha của Từ thị là Từ Chân là chỗ bạn thân với Tôn Kiên, cha của Tôn Quyền. Tôn Kiên gả em gái ruột của mình cho Từ Chân. Từ phu nhân ban đầu đã được gả cho Lục Thượng, một người cùng quận. Tuy nhiên, Lục Thượng chết sớm.

Tôn Quyền một lần tới Phú Xuân quyết định lấy Từ thị về làm phu nhân. So với Tạ thị, Từ thị trẻ tuổi và xinh đẹp hơn do vậy, Tạ dù là vợ cả nhưng dần dần mất đi sự sủng hạnh của Tôn Quyền. Ít lâu sau, Tạ thị vì uất giận buồn phiền mắc bệnh mà qua đời.

Tạ thị lúc còn sống không có con nên nuôi một đứa con do Tôn Quyền ăn nằm với một phụ nữ khác sinh ra gọi là Tôn Đăng. Sau khi Tạ thị qua đời, Tôn Quyền ra lệnh cho Từ thị thay Tạ thị nuôi dưỡng Tôn Đăng.

Sau này, Tôn Đăng được phong làm Thái tử, các đại thần trong triều kiến nghị lập Từ thị làm Hoàng hậu.

 Tuy nhiên, lúc đó trong hậu cung hàng loạt những phi tần khác như Bộ thị, Viên thị và Vương thị đều được Tôn Quyền sủng ái hơn hẳn so với Từ phu nhân thành ra Tôn Quyền vẫn do dự không quyết.

 Sau đó ít lâu, Tôn Đăng do mắc bệnh nên qua đời. Cũng bắt đầu từ đó, trong hậu cung của Tôn Quyền bắt đầu một cuộc cạnh tranh khốc liệt nhằm tranh giành sự sủng ái của ông vua họ Tôn.

Bộ thị vốn là người Hoài Âm, Lâm Hoài là người cùng họ với thừa tướng Bộ Trắc. Những năm cuối thời Đông Hán, Bộ thị cùng mẹ lưu lạc tới Lô Giang. Sau khi Lô Giang bị Tôn Sách đánh hạ, Bộ thị vượt sông sang phía Giang Đông.

Nhờ sắc đẹp nổi tiếng nên Bộ thị nhanh chóng có được sử sủng hạnh của Tôn Quyền. Bộ phu nhân cũng giống như những người tiền nhiệm của mình, không có con trai, chỉ sinh được 2 cô con gái.

Cô con gái cả tên là Lỗ Ban được gả cho con trai của Chu Du là Chu Thuẫn. Chu Thuẫn chết đi, Lỗ Ban lại được gả cho Toàn tông. Con gái nhỏ là Lỗ Dục hứa hôn với Chu Cứ. Sau đó Chu Cứ cũng chết sớm nên lại được gả cho Lưu Soạn.

Bộ phu nhân tính tình ôn hòa, cũng không hay ghen ghét, đố kỵ với những phi tần khác vì thế được Tôn Quyền sủng ái trong một thời gian rất dài.

Sau 10 năm chung sống, Tôn Quyền xưng đế, có ý định phong Bộ thị làm Hoàng hậu. Tuy nhiên quần thần lại cho rằng, Từ phu nhân mới xứng đáng là Hoàng hậu. Tôn Quyền cũng vì thế nên mới do dự không quyết chuyện lập Hoàng hậu.

Cứ như vậy, trong suốt 10 năm, nước Ngô không có Hoàng hậu nào được phong. Tuy nhiên, trong hậu cung thì ai cũng gọi Bộ thị là Bộ Hoàng hậu. Sau này, Từ phu nhân do hay đố kỵ, ghen ghét với Bộ thị cũng như những phi tần khác trong hậu cung nên cũng bị Tôn Quyền phé truất.

Ngoài Bộ thị, Tôn Quyền còn sủng ái hai phi tần khác là Viên thị và Vương thị. Viên thị là con gái của Viên Thuật ở Hoài Nam. Trong số những người vợ của Tôn Quyền thì Viên thị là người có nhan sắc cũng như phẩm hạnh vượt trội.

Tuy nhiên, cũng giống như những phi tần khác, Viên thị không sinh được con trai cho Tôn Quyền. Sau khi Bộ thị mắc bệnh qua đời, Tôn Quyền dự định phong cho Viên thị làm Hoàng hậu.

Viên thị cho rằng, mình không sinh được con nối dõi cho Tôn Quyền, không xứng đáng ngồi ở ngôi Hoàng hậu nên đã từ chối. Người thứ hai là Vương thị vốn là người Lang Nha, được tuyển vào cung rất sớm nhưng mãi tới năm Hoàng Vũ mới đắc sủng.

Vương thị sinh được một người con trai là Tôn Hòa vì thế, Vương thị được Tôn Quyền rất sủng ái, trong hậu cung chỉ đứng sau Bộ thị. Sau khi Bộ phu nhân qua đời, Tôn Đăng chết yểu, Viên phu nhân lại từ chối không nhận ngôi Hoàng hậu vì thế Tôn Quyền dự định lập Vương thị lên làm Hoàng hậu.

Quần thần cho rằng, Tôn Hòa đã được phong làm thái tử, do vậy, Vương thị làm Hoàng hậu là chuyện hoàn toàn xứng đáng.

Tuy nhiên, do con gái Bộ thị là Toàn công chúa vốn ghét Vương phu nhân, nên hễ có cơ hội là tìm cách nói xấu Vương thị.

Lúc bấy giờ, Tôn Quyền mắc bệnh nặng phải nằm liệt giường không thể dậy nổi, Toàn công chúa đã tung tin nói rằng Vương thị nhân lúc Tôn Quyền bị bệnh nặng đã tìm cách ngoại tình nên mặt mũi lúc nào cũng vui vẻ.

Tôn Quyền nghe chuyện, chẳng biết đúng sai nổi cơn thịnh nộ chửi mắng Vương thị một trận. Vương thị cũng chẳng biết phải biện bạch thế nào uất ức, sinh bệnh mà chết.

3. Sau này, Tôn Quyền lại sủng hạnh một nữ phạm nhân họ Phan. Phan thị là người Câu Chương, Cối Kê, cha Phan thị từng là quan lại nhưng mắc tội bị xử tử hình còn Phan thị và chị của mình bị đưa vào cung làm người hầu.

Vào cung, Phan thị được đưa đến làm công việc lao dịch tại bộ phận thêu dệt. Dù là người hầu nhưng Phan thị lại là một trang tuyệt sắc. Hàng trăm người hầu trong cung đều nói rằng, Phan thị là tiên nữ giáng trần bởi lẽ người phàm không thể xinh đẹp như vậy.

Cũng vì thế, những người hầu cùng làm với Phan thị trong hậu cung cũng có phần nào kính nể Phan thị. Tiếng tăm về nhan sắc của Phan thị nhanh chóng tới tai Tôn Quyền. Ban đầu Tôn Quyền cảm thấy vô cùng hiếu kỳ nên sai người vẽ một bức hình của Phan thị lên vải đưa cho mình xem.

Lúc bấy giờ, Phan thị vì buồn bã, lo lắng không ăn uống nên người rất gầy. Người họa sĩ cứ như đời thực vẽ lại chân dung của Phan thị rồi đưa cho Tôn Quyền xem.
Tôn Quyền và vợ trên phim
Tôn Quyền và vợ trên phim

Tôn Quyền xem tranh rất sửng sốt bởi hình dáng lẫn dung mạo của Phan thị. Người ta kể rằng, lúc bấy giờ, Tôn Quyền dùng hổ phách đè lên trên bức tranh để gió khỏi bay mất không ngờ miếng hổ phách vừa đặt lên thì đã gãy làm đôi.

Tôn Quyền thấy vậy than rằng: “Đây thật là một nữ thần! Khuôn mặt buồn bã có thể khiến người ta lay động đến như vậy huống hồ là khi vui vẻ!”.

Vì thế, Tôn Quyền hạ lệnh đưa Phan thị từ thân phận người hầu lên làm thiếp của mình. Phan thị được đưa vào hậu cung, quả nhiên xinh đẹp hơn hẳn những phi tần khác. Vì vậy, những người trong hậu cung đều nhất loạt gọi Phan thị là Phan phu nhân.

Phan thị liên tục được Tôn Quyền sủng hạnh, chẳng bao lâu sau thì mang thai, sinh ra một người con trai đặt tên là Tôn Lượng.

Năm Xích Ô thứ 13, Tôn Lượng được lập làm thái tử. Năm sau đó, Phan thị được phong làm Hoàng hậu. Tuy xinh đẹp nhưng Phan thị là người rất hay đố kỵ, ghen ghét với các phi tần khác, nhiều lần tìm cách hãm hại Viên thị cũng như các phi tần tranh sủng với mình.

Vương phu nhân bị Toàn công chúa vu khống là ngoại tình uất ức mà chết. Con của Vương phu nhân là Tôn Hòa cũng vì thế mà thất sủng theo. Em trai của Tôn Hòa là Lỗ Vương Tôn Bá được Tôn Quyền rất yêu thương. Tôn Quyền đối xử với Tôn Bá chẳng khác gì Đông cung Thái tử Tôn Hòa vì thế, hai anh em Hòa và Bá sinh ra hiềm khích lẫn nhau.

Tôn Bá âm thầm sắp đặt kế hoạch đoạt ngôi thái tử của Tôn Hòa vì thế đã cấu kết với các đại thần trong triều vu cáo Tôn Hòa. Tôn Quyền vì già cả lú lẫn nên bị Tôn Bá và bọn đại thần cùng phe cánh lừa, càng ngày càng ghét Thái tử Tôn Hòa.

 Lúc đó, Thái tử Thái phó là Ngô Xán dâng sớ xin cho Lỗ Vương Tôn Bá ra trấn giữ ở Hạ Khẩu. Ngôn từ trong bức sớ của Ngô khiến Tôn Quyền bị chọc giận. Tôn Bá lại cấu kết với đại thần là Bá Lan thừa cơ nói xấu Ngô Xán.

Ngô Xán tức giận không biết nói với ai vì thế viết thư gửi cho đại tướng quân Lục Tốn nói rõ sự bất mãn của mình. Tôn Bá và Bá Lan nhân cơ hội đó, tố cáo Ngô Xán cấu kết với ngoại thần mưu đồ bất chính. Vì thế Ngô Xán bị bắt nhốt vào ngục tối.

Tôn Quyền lại phái hoạn quan ra Hạ Khẩu trách mắng Lục Tốn. Lục Tốn khi đó tuổi tác đã cao, không chịu được sự hành hạ của cơn tức giận vì oan ức, vài tháng sau thì qua đời tại Hạ Khẩu.

Con của Lục Tốn là Lục Hàng gửi sớ thuật lại tất cả những oan ức của Lục Tốn. Tôn Quyền lúc này mới cảm thấy những gì Tôn Bá và Bá Lan nói là không đúng sự thực. Sau sự kiện lần này, địa vị của Tôn Bá trong mắt Tôn Quyền cũng không còn được như xưa.

Đúng lúc đó thì trong hậu cung Phan thị đắc sủng. Thấy Tôn Hòa và Tôn Bá đều không còn được Tôn Quyền yêu thương như trước, Phan thị bèn nhân cơ hội tìm cách để đưa con trai mình là Tôn Lượng lên ngôi thái tử.

Ban đầu, Phan thị tìm cách kết thân với Toàn Công chúa, lấy cháu gái của Toàn Công chúa cho con trai mình. Vì thế, Toàn công chúa mỗi khi có cơ hội lại ca ngợi Tôn Lượng với Tôn Quyền, đồng thời nói xấu Tôn Bá, khuyên cha mình nên lập Tôn Lượng lên ngôi Thái tử.

Tôn Quyền một phần sủng ái Phan thị, một phần cũng tin yêu Toàn Công chúa nên hạ quyết tâm phế ngôi thái tử của Tôn Hòa, lập Tôn Lượng lên thay.

Năm Xích Ô thứ 12, quan Đại Tư Mã là Toàn Tông mắc bệnh qua đời, Toàn Công chúa lại một lần nữa trở thành quả phụ.

Lúc bấy giờ quan Thị trung là Tôn Tuấn đang ở độ tuổi tráng niên, vì thế, Toàn Công chúa đã tìm cách quyến rũ rồi gian dâm với Tôn  Tuấn. Hai người mỗi khi đầu gối tay ấp lại bàn đến chuyện phế bỏ Tôn Hòa đồng thời lập Tôn Lượng lên thay. Cũng từ đó, Tôn Tuấn càng cố ý nói xấu Tôn Hòa.

Cuối cùng Tôn Quyền trong một lần tức giận đã sai nhốt Tôn Hòa vào trong một phòng kín. Không lâu sau đó, Tôn Hòa bị phế làm thứ dân, bắt ra sống ở bên ngoài thành Kiến Nghiệp. Lỗ Vương là Tôn Bá cũng bị xử tội chết. Con trai nhỏ của Tôn Quyền là Tôn Lượng được lập làm thái tử, Phan phu nhân được phong làm Hoàng hậu.

Phan Hoàng hậu do được Tôn Quyền sủng ái đâm ra kiêu ngạo. Sự hiền thục, dịu dàng khi xưa giờ đây hoàn toàn biến mất. Lúc này, Tôn Quyền mới bắt đầu nhận ra sự bất hạnh của hai đứa con trai Tôn Hòa và Tôn Bá của mình.

Vào một ngày tháng tám, gió nổi rất to, nước sông dâng lên hàng trăm dặm tràn vào bờ, khiến khắp nơi ngập lụt. Những cây tùng được trồng xung quanh mộ tổ của Tôn Quyền do trận lũ lụt cũng bị xới bật hết gốc trôi ra tới ngoại thành phía Nam của Kiến Nghiệp.

Tôn Quyền do quá sợ hãi nên mắc bệnh nặng, nằm liệt giường suốt một tháng trời không thể thiết triều được. Đến mùa đông năm đó, bệnh của Tôn Quyền càng nặng hơn. Đúng lúc đó thì Phan thị bị chết mà không hiểu nguyên nhân vì soa.

Tôn Quyền thấy trên cổ Phan thị có vết dây thừng, lưỡi lè ra bên ngoài, tin chắc rằng có người đã mưu sát Phan thị. Vì thế, truyền lệnh cho thuộc hạ bí mật điều tra sự việc.

Cuối cùng phát hiện ra rằng, do Phan thị lấy uy Hoàng hậu đối xử với những người hầu trong cung rất hà khắc. Do đó, các cung nhân trong hậu cung nhân cơ hội Phan thị ngủ tìm cách giết chết thị để trả thù.

Tôn Quyền nghe chuyện, biết rằng đó là hậu quả do Phan thị tự mình chuốc lấy, tuy nhiên, do cái chết của Phan thị rất thảm nên không khỏi tức giận.

Vì thế, Tôn Quyền ra lệnh đem giết toàn bộ các cung nhân hầu hạ Phan thị. Sau cái chết của Phan thị, bệnh tình của Tôn Quyền ngày một năng hơn. Ba tháng sau đó, Tôn Quyền qua đời ở Kiến Nghiệp. Năm đó, Tôn Quyền 71 tuổi.
  • Phong Nguyệt

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét