CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996               CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996               CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996                                  TIN TỔNGHỢP                     GIÃ SỬ                         QUÂNSỰ                    CHUYỆN LẠ              WEB                                    

Thứ Năm, 11 tháng 7, 2013

Hoàng Thái Phi và nghi án thông dâm với con ruột

Tống Thị Quyên là vợ của Hoàng tử Cảnh, con trưởng của Vua Gia Long. Không may Hoàng tử Cảnh bị bệnh qua đời sớm. Hoàng tử Đảm, được nhà vua chọn nối ngôi. Khi Gia Long băng hà, Đảm tiếp quản triều đình, lấy hiệu là Minh Mạng.


Năm Minh Mạng thứ 5 (tức năm 1824), có người bí mật tố cáo Tống Thị Quyên thông dâm với con trai là Mỹ Đường. Minh Mạng đã ra lệnh dìm chết Tống Thị Quyên. Về chuyện này, một số nghiên cứu cho rằng Minh Mạng vu oan cho chị dâu và cháu để triệt hạ dòng trưởng, bảo đảm ngai vàng cho mình.

Từ người vợ yêu của Thái tử bạc mệnh

Tống Thị Quyên là vợ của Thái tử Cảnh, con trai đầu của vua Gia Long. Thái tử Cảnh có tên thật là Nguyễn Phúc Cảnh. Nguyễn Phúc Cảnh sinh vào tháng 3 (tính theo âm lịch) năm 1780 tại Gia Định.

Vào năm 1783, khi Nguyễn Phúc Cảnh lên ba tuổi thì Gia Long Nguyễn Ánh nhờ Giám mục Bá Đa Lộc (tục gọi là Cha Cả) sang nước Pháp cầu viện. Hoàng tử Nguyễn Phúc Cảnh được giao cho Giám mục Bá Đa Lộc để làm con tin. Sáu năm sau, vào tháng 7 năm 1789, hoàng tử Nguyễn Phúc Cảnh cùng Giám mục Bá Đa Lộc về đến Sài Gòn.

Theo gót vua cha tham gia trận mạc, Cảnh được phong là Đông cung Nguyên soái quận công và là người sau này nhà vua chỉ định kế nghiệp. Vào mùa xuân năm 1793, Gia Long Nguyễn Ánh lập hoàng tử Nguyễn Phúc Cảnh làm Đông Cung, tức thái tử.

Tuy nhiên, người đời vẫn quen gọi là Hoàng tử Cảnh. Cùng với việc được phong là Thái tử, Nguyễn Phúc Cảnh cũng được được phong là Nguyên Súy Quận công, được dựng phủ Nguyên Súy, được ban ấn Đông cung chi ấn.

Vua Gia Long cử các danh sĩ đương thời là Trịnh Hoài Đức, Lê Quang Định, Ngô Tùng Châu lo việc giảng học cho thái tử. Trong thời gian ở ngôi Đông cung, Nguyễn Phúc Cảnh từng được giao trấn giữ những nơi trọng yếu như Gia Định, Diên Khánh.

Cuộc sống riêng của Nguyễn Phúc Cảnh và Tống Thị Quyên yên ả trong niềm hạnh phúc lứa đôi. Thế nhưng, bất ngờ vào một ngày khi vừa sinh người con trai là Mỹ Đường được mấy ngày, Tống Thị Quyên mơ một giấc mộng khủng khiếp.

Trong giấc mơ, người vợ yêu của thái tử Nguyễn Phúc Cảnh thấy rằng mình đang bị nhấn chìm trong một biển nước đục ngầu. Khi càng cố vùng vẫy thì biển càng như rộng ra và Quyên thấy mình bị cuốn đi trong dòng nước xoáy đó.

Tỉnh dậy, người vợ yêu của thái tử hết sức lo lắng. Không ít lần, nàng đắm chìm trong một nỗi lo âu về một nỗi đau bất hạnh sẽ bất ngờ ập xuống. Không muốn lưu giữ ác mộng lâu trong lòng, ngày hôm sau, hoàng thái phi Tống Thị Quyên đã kể lại cho Hoàng tử Cảnh nghe.

Nghe xong giấc mộng của người vợ hiền, thái tử Cảnh chấn an rằng: “Ái phi chớ quá lo lắng mà có hại cho sức khỏe. Ta sẽ luôn ở bên cạnh nàng”.
Hoàng Thái Phi Tống Thị Quyên
Hoàng Thái Phi Tống Thị Quyên. Ảnh minh họa

Thế nhưng, lời hứa đó của thái tử Cảnh đã không giữ được. Đến mùa xuân năm 1801, Thái tử Cảnh bị bệnh đậu mùa. Chỉ một thời gian ngắn sau đó, vào ngày 7 tháng 2 năm 1801, thái tử Cảnh qua đời. Khi đó, Nguyễn Tử Cảnh mới hưởng 21 tuổi dương.

Ngày thái tử Cảnh mất, Gia Long đang ở ngoài mặt trận nên không thể về kịp để làm đám tang của con được. Thái tử Cảnh được an táng tại Bình Dương, Gia Định. Năm 1805, Nguyễn Phúc Cảnh được truy phong là “Anh Duệ Hoàng thái tử”.

Cuộc đời của thái tử Cảnh được xem là vô cùng ngắn ngủi và nhiều khổ đau. Một nhà nghiên cứu đã từng nhận xét về cuộc đời của Thái tử Cảnh rằng: “Mới ba tuổi đầu đã phải bị đưa làm con tin, lênh đênh khắp chân trời góc biển, đó là một bạc phước.

 Ở ngôi Đông cung chưa được bao lâu, tuổi thanh xuân đang bừng sức sống mà bỗng dưng mắc bệnh đậu mùa rồi mất, đó là hai lần bạc phước. Hành trạng của Hoàng tử Cảnh đúng sai thế nào, hậu thế sẽ bàn sau, nhưng xét phận riêng đắng cay chìm nổi như thế, kể cũng là đáng thương lắm thay”.

Đến cái án xử dìm chết vì thông dâm con ruột

Việc thái tử Cảnh mất đi không chỉ để lại nỗi tiếc thương cho những người yêu mến ông mà còn để lại cả niềm đau và nỗi bất hạnh lớn cho người vợ mà ông rất mực yêu quý. Nguyễn Phúc Cảnh mất, để lại một vợ là Tống Thị Quyên và hai con là Nguyễn Phúc Mỹ Đường, còn được gọi là Hoàng tôn Đán và Nguyễn Phúc Mỹ Thùy.

Lúc ấy, các vị đại thần đã tâu kiến Gia Long, xin nhà vua xuống chiếu lập Mỹ Đường, cháu dòng đích, làm người kế vị. Tuy nhiên, vua Gia Long đã nói: “Khi người ta chết đi mà còn để lại món nợ trên đời, thì chủ nợ chỉ tìm con, chứ đâu đòi cháu. Việc này ý ta đã quyết, các ngươi chẳng nên bàn tính thêm”.

Vậy là, mặc dù có nhiều đình thần phản đối nhưng vua Gia Long vẫn quyết chọn Nguyễn Phúc Đảm làm người kế vị.

Lí giải về điều này, một số nhà sử gia cho rằng, do thái tử Cảnh và người con chịu nhiều ảnh hưởng của đạo Gia Tô từ Pháp nên sau khi hoàng tử Cảnh qua đời, vua Gia Long không chọn cháu đích tôn của mình làm người người kế vì sợ những ảnh hưởng của Pháp tới triều đình.

Hoàng tử Đảm vốn là người hay bài xích đạo Gia Tô và không có cảm tình với người Pháp, tư tưởng này giống với Gia Long. Năm 1815, Nguyễn Phúc Đảm được phong Hoàng thái tử và từ đó sống ở điện Thanh Hoà để quen với việc trị nước.

Khi Gia Long băng hà, Đảm tiếp quản triều đình, lấy hiệu là Minh Mạng. Về chuyện Hoàng tử Đảm thay vì con trai của Hoàng tử Cảnh, “Đại Nam chính biên liệt truyện” có ghi chép rằng: “Trước đây, thấy vua Gia Long ở ngôi mà tuổi đã cao, các quan liền xin lập ngôi trừ vị trong số đó, có người đề nghị thẳng là nên lập Hoàng tôn Đán nhưng vua không nghe.

 Sau, Gia Long lập Nguyễn Phúc Đảm (tức vua Minh Mạng), em cùng cha khác mẹ với Hoàng tử Cảnh, làm người nối ngôi”. Cũng từ đây, một biến cố đau thương chuẩn bị ập xuống đầu vợ con của người hoàng tử bạc mệnh.

Theo sách “Đại Nam chính biên liệt truyện” lược thuật thì vào năm Minh Mạng thứ 5, tức năm 1824, có người bí mật tố cáo rằng Mỹ Đường thông dâm với mẹ là Tống Thị Quyên...

Vua Minh Mạng đã rất giận dữ, lệnh: “Hành vi của chúng còn hơn chó lợn. Mụ đàn bà lăng loàn ấy, đáng phải bị dìm chết. Ngươi hãy thi hành ngay lệnh của ta. Còn Mỹ Đường, ta nể tình anh trai mà tha cho nó, nhưng từ nay, ta không muốn nhìn thấy nó nữa”.

 Theo một số tài liệu khác thì để thực thi lệnh của nhà vua, Hoàng thái phi Tống Thị Quyên bị mấy tên lính canh áp giải dẫn đi trong bộ dạng tóc tai rũ rượi.

Bà bị giam trong một phòng riêng, không bị xiềng xích, được ăn uống đầy đủ, có giường nệm tử tế, có nước tắm rửa và bô để đi đại tiểu tiện. Thế nhưng, bà hết sức đau khổ vì bị buộc tội thông dâm với con ruột. Bà không được bày tỏ kêu oan, mà chỉ có mỗi một việc phải thừa nhận tội lỗi của mình, để rồi sau đó, bị “xử” dìm nước cho chết.

Về phía Mỹ Đường, con của Hoàng tử Cảnh thì ông đã phải giao trả hết ấn tín và dây thao. Đồng thời, Mỹ Đường cũng bị giáng xuống làm thứ dân, con trai con gái chỉ được biên chép phụ ở phía sau sổ tôn thất.

Năm Minh Mạng thứ bảy, tức là năm 1826, Mỹ Thùy lại bị quân lính ở đạo Dực Chẩn kiện, sắp bị đưa cho đình thần nghị tội thì Mỹ Thùy bị bệnh mà mất.

 Vua Minh Mạng cho lấy con trưởng của Mỹ Đường là Lệ Chung, tập phong làm Ứng Hòa Hầu để lo việc phụng thờ Anh Duệ Hoàng thái tử, tức Hoàng tử Cảnh. Đến năm Minh Mạng thứ tám, tức năm 1827, đổi phong Lệ Chung làm Thái Bình Hầu.

Năm 1836, năm Minh Mạng thứ mười bảy, vì sợ con cái của Lệ Chung nhờ cha mà hưởng phúc ấm, nên triều thần lại tiếp tục nghị tội, buộc con trai con gái của Lệ Chung là Lệ Ngân, Thị Văn, Thị Dao đều phải giáng làm thứ nhân.

Mãi đến năm Tự Đức thứ hai, tức là năm 1848, khi Mỹ Đường bị bệnh mất, dòng dõi của Hoàng tử Cảnh mới tạm yên ở phận dân thường.

Sách Việt sử giai thoại có lời bàn: “Thời ấy, có hai tội thuộc hàng đại ác không thể tha, ấy là bất trung và thất đức.
Hoàng tử Cảnh
Hoàng tử Cảnh

 Bất trung thì con trai trưởng của Hoàng tử Cảnh chẳng có biểu hiện gì, vậy thì Minh Mạng muốn được yên vị trên ngai, ắt phải khép Mỹ Đường vào tột thất đức là thông dâm với mẹ. Ôi, giá mà Mỹ Đường chẳng phải cháu đích tôn của Gia Long thì đời ông sẽ êm thấm biết ngần nào”.

Một số ý kiến cho rằng, Minh Mạng vu oan cho chị dâu và cháu để triệt hạ dòng trưởng, bảo đảm ngai vàng cho mình. Song điều này là không đúng vì ông lên ngôi đường đường chính chính theo lựa chọn của Hoàng đế Gia Long.

Vả lại sau 5 năm ngồi trên ngai vàng, địa vị của ông đã quá vững trong khi những thế lực ủng hộ Mỹ Đường nối ngôi đã bị tiêu diệt.

Tuy nhiên, vẫn có nhiều ý kiến nói rằng dù đã ngồi vững trên ngai, song với bản tính của Minh Mạng thì việc trừ hậu họa vẫn không phải là thừa. Bởi những kẻ phiến loạn có thể lấy cớ phục hồi ngai vàng cho dòng trưởng để chống lại ông.

 Và quả thật vào năm 1833, Lê Văn Khôi đã dùng chiêu bài tôn phò hoàng tôn Mỹ Đường để nổi loạn.

Không có cớ gì để triệt hạ con cháu anh cả, Minh Mạng phải dựng nên vụ án loạn luân này để lấy lý do tế nhị mà giải quyết êm thấm trong nội bộ hoàng gia, đỡ bị bàn tán.
  • Hùng Hoàng

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét