CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996               CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996               CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996                                  TIN TỔNGHỢP                     GIÃ SỬ                         QUÂNSỰ                    CHUYỆN LẠ              WEB                                    

Thứ Năm, 11 tháng 7, 2013

Chuyện ngoại tình chính trị hy hữu của Tuyên Thái Hậu

Các sử gia hầu hết đều cho rằng, Tuyên Thái Hậu là 1 trong những người phụ nữ phức tạp bậc nhất trong lịch sử. Bởi lẽ, bên cạnh tham vọng cũng như viễn kiến chính trị mà ít người đàn ông nào có được, người ta vẫn có thể tìm thấy những tình cảm rất bình thường ở phía sau “người đàn bà thép” ấy…

1. Người ta thường nói, làm 1 người phụ nữ khó, làm 1 người phụ nữ nổi tiếng còn khó hơn. Vì vậy, cuộc đời Tuyên Thái Hậu thực sự đã trải qua không ít khó khăn trở ngại. Trở thành góa phụ từ khi còn rất trẻ, sau đó lại 1 mình vật lộn lèo lái cả 1 đế quốc Đại Tần.

Vì vậy, cũng chẳng có gì lạ khi mọi việc bình ổn trở lại, khi những chuyện đấu đá sống chết để tranh giành quyền lực đã được gác lại ở phía sau thì cũng là lúc người phụ nữ tham vọng như Tuyên Thái Hậu cảm thấy cô đơn.

Và đó cũng là lúc nảy sinh nhiều chuyện tình cảm rối rắm của bà thái hậu lừng danh này.

Chuyện kể rằng, thời bấy giờ, Nghĩa Cừ Vương, thủ lĩnh nước Hung Nô quy phục triều Tần. Tuy nhiên sau khi Chiêu Tương Vương lên ngôi, Nghĩa Cừ Vương tỏ ra kiêu ngạo, không coi Chiêu Tương Vương ra gì, có ý đồ phản lại triều Tần.

Trong tình huống lúc bấy giờ, bên ngoài là 6 nước luôn dòm ngó chờ đợi nước Tần sơ hở, bên trong triều chính vẫn chưa ổn định, nếu như người Hung Nô nổi dậy chống lại nước Tần thì chắc chắn rằng nước Tần không diệt vong cũng kiệt quệ.

 Trong tình thế đó, Tuyên Thái Hậu đã có 1 quyết định mà cho tới nay các sử gia lẫn những kẻ hậu thế vẫn còn chì trích không ngớt: Tư thông với Nghĩa Cừ Vương. Đây không phải là chuyện tình 1 đêm dù là vì mục tiêu chính trị hay thỏa mãn dục vọng.

Ngược lại đó là 1 sự hy sinh mang ý nghĩa lâu dài. Bởi lẽ, sau những cuộc dan díu ấy, Tuyên Thái Hậu đã có với Nghĩa Cừ Vương tới 2 người con.
Tuyên Thái Hậu trên phim
Tuyên Thái Hậu trên phim

Mối quan hệ giữa Tuyên Thái Hậu và Nghĩa Cừ Vương kéo dài trong thời gian rất lâu. Cho tới khi triều đình nước Tần bắt đầu ổn định và vững mạnh trở lại, Tuyên Thái Hậu bắt đầu tìm cách lật mặt với người tình cua rmình.

Đầu tiên, Tuyên Thái Hầu lừa Nghĩa Cừ Vương tới cung Cam Tuyền. Nghĩa Cừ Vương và Tuyên Thái Hậu là tình nhân trong suốt nhiều chục năm, vì vậy, Nghĩa Cừ Vương hoàn toàn không có chút nghi ngờ nào về tình cảm và Tuyên Thái Hậu dành cho mình. Tuy nhiên, trong hiện thực, đôi lúc tình cảm khó mà tin cậy được.

Đợi chờ Nghĩa Cừ Vương ở cung Cam Tuyền không phải là cuộc hoan lạc như những lần gặp trước mà ngược lại là cái chết đau đớn.

Tuyên Thái Hậu ra lệnh cho binh sĩ phục vụ bên ngoài, đợi khi Nghĩa Cừ Vương vừa tới là xông ra giết ngay.

Hành động này của Tuyên Thái Hậu chứng tỏ, bà ta đối với Nghĩa Cừ Vương hoàn toàn không có chút tình cảm nào, tình nghĩa đương nhiên lại càng không.

 Về 2 người con mà Tuyên Thái Hậu sinh cho Nghĩa Cừ Vương, sử sách cũng không hề ghi chép lại, không biết số phận ra sao. Nhiều người nói rằng, 2 người con đó đều bị Tuyên Thái Hậu giết chết cùng với Nghĩa Cừ Vương.

 Có người lại nói, hổ dữ cũng không ăn thịt con, Tuyên Thái Hậu không thể nào giết con do mình đẻ ra cho dù có thù ghét cha chúng đến thế nào.

 Tuy nhiên, thời bấy giờ, nước Tần nổi tiếng là “đất nước lang sói”, người nước Tần nổi tiếng là những kẻ nghiêm khắc và tàn nhẫn. Việc Tuyên Thái Hậu giết 2 người con của Nghĩa Cừ Vương do mình sinh ra cũng không phải là không có khả năng.

Nghĩa Cừ Vương chết, mối lo bị tấn công từ sau lưng của nước Tần được loại bỏ. Nước Tần nhanh chóng quay trở lại với mục tiêu lớn hơn: Thống nhất Trung Quốc.

2. Quyền lực và sự huy hoàng của Tuyên Thái Hậu là nhờ việc bà ta giúp con trai của mình tranh được ngai vàng. Tuy nhiên, sự suy tàn của đế chế quyền lực của Tuyên Thái Hậu lại bắt nguồn từ 1 người khác. Người này tên gọi là Phạm Thư.

Phạm Thư là người có công lớn đối với sự lớn mạnh của nước Tần. Chính sách mang tính chiến lược tạo nên sự lớn mạnh của nhà Tần – “viễn giao cận công” (giao hảo với nước ở xa, đánh chiếm nước ở gần) chính là do họ Phạm nghĩ ra.

Tuy nhiên, Phạm Thư cũng là kẻ không ít tội. Chính ông ta là người đạo diễn cuộc rút lui của tướng Bạch Khởi trong trận Trường Bình.

Trong cuộc chiến ấy, nếu như Bạch Khởi tiếp tục tiến lên thì nước Triệu sớm đã thuộc về nước Tần. Dẫu sao, Phạm Thư vẫn là 1 nhân vật có ảnh hưởng lớn đối với vận mệnh nước Tần và tiến trình lịch sử Trung Quốc.

Ngay từ sau khi đến Tần, Phạm Thư đã phát hiện ra rằng, em trai và con của Tuyên Thái Hậu đều là những người rất nguy hiểm, nguy hiểm tới mức Chiêu Tương Vương gần như chẳng có chút thực quyền nào.

Ngụy Nhiễm cùng vây cánh của mình từ trước tới nay đều quen với việc 1 mình độc chiếm quyền bính trong triều đình.

Tuy nhiên, chỉ 1 kẻ vô danh tiểu tốt đến từ nước Ngụy đã buộc họ phải thay đổi tất cả. Năm 271 trước Công nguyên, Chiêu Tương Vương phái Vương Kê đi sứ nước Ngụy.

1 người bạn thân của Phạm Thư là Trịnh An Bình nghe nói có sứ giả nước Tần tới Ngụy thì cho rằng cơ hội của Phạm Thư đã tới. Trịnh An Bình sau đó xin vào làm ở dịch quán, nơi tiếp đãi các sứ thần để tìm cơ hội tiếp cận Vương Kê. Phải rất khó khăn Trịnh An Bình mới gặp được Vương Kê.
Trịnh An Bình giới thiệu rằng, Phạm Thư là một người có tài, có thể dùng vào việc lớn, xin sử giả nước Tần hãy đến gặp anh ta một lần.

Vương Kê đồng ý, bởi lẽ việc sử dụng nhân tài của 6 nước từ lâu đã là truyền thống của nước Tần.

Sau khi gặp Phạm Thư, Vương Kê rất bái phục với khả năng hiểu biết và viễn kiến của Phạm Thư. Vì vậy, khi lên đường trở về nước, Vương Kê mang theo 2 nhân tài nước Ngụy là Trịnh An Bình và Phạm Thư.

Tuy nhiên, Phạm Thư tới nước Tần đã rất lâu mà vẫn chưa được Chiêu Tương Vương triệu kiến.

Thực tế thì không phải Chiêu Tương Vương không muốn gặp Phạm Thư mà là vì bản thân Chiêu Tương Vương không có đủ thẩm quyền để triệu kiến Phạm Thư.

Bởi lẽ, Chiêu Tương Vương sợ gặp Phạm Thư sẽ khiến mẹ mình không vui. Sau đó, Ngụy Nhiễm mang quân đánh đất Cương (nay là vùng Đông Bắc của huyện Ninh Dương tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc), đất Thọ (vùng Đông Nam huyện Đông Bình, tỉnh Sơn Đông) của nước Tề.

 Phạm Thư nhân cơ hội đó dâng thư cho Chiêu Tương Vương. Lần này, Phạm Thư đã được Chiêu Tương Vương triệu kiến. Lần gặp đó, Phạm Thư có rất nhiều điều muốn nói.

Tuy nhiên, Phạm Thư biết rằng hiện tại, nước Tần không nằm trong tay Chiêu Tương Vương, do vậy ngập ngừng không dám nói. Chiêu Tương Vương cũng biết ý, liền cho người hầu lui ra bên ngoài.

Theo ghi chép của “Sử ký”, Phạm Thư lúc này mới nói rằng: “Lã Thượng gặp được Văn Vương, được Văn Vương hậu đãi, Lã Thượng mới đem toàn bộ tâm huyết của mình nói với Văn Vương, nhờ thế Văn Vương có được thiên hạ.

Giờ đây, thần chỉ là 1 người khách đi qua nước Tần, chẳng có giao tình gì với đại vương nhưng lại muốn nói những chuyện liên quan tới anh em ruột thịt của đại vương.

Thần nguyện nói tất cả tâm huyết của mình, nhưng không biết tâm ý đại vương ra sao. Thần không phải là sợ không dám nói.

 Thần biết rằng, nói ngày hôm nay, hôm sau sẽ bị hại là chuyện thường nên thần không sợ. Người ai cũng chết nhưng nếu như có thể tốt cho nước Tần thì thần xin nguyện chết.

Thần chỉ sợ sau khi thần chết, thiên hạ sẽ không biết rằng thần chết là vì lòng tận trung mà thôi”.

Những câu nói của Phạm Thư khiến Chiêu Tương Vương cảm động. Ông vua nước Tần nói: “Hôm nay ta gặp tiên sinh ở đây, việc to đến như thái hậu, nhỏ đến như đại thần tiên sinh đều có thể nói, không cần phải nghi ngại”.

Lúc này, Phạm Thư mới nói: “Nước Tần địa thế hiểm yếu, quân vừa đông vừa dũng cảm có thể thực hiện được nghiệp bá vương. Tuy nhiên nước Tần đóng cửa suốt 15 năm không tiến quân Sơn Đông là vì Nhương Hầu (Ngụy Nhiễm) có ý bất trung”.
 Ngụy Sửu Phu
Ngụy Sửu Phu

Ngay câu đầu tiên, Phạm Thư đã không kiêng nể chĩa thẳng mũi dùi vào Ngụy Nhiễm, em của Tuyên Thái Hậu, vị tướng lĩnh quyền lực nhất lúc bấy giờ.

Nhìn sắc mặt của Chiêu Tương Vương không có ý giận, Phạm Thư mới tiếp tục nói: “Nhương Hầu vượt qua nước Hàn và nước Ngụy đi tấn công vùng Cương, Thọ của nước Tề, đó là thất sách. Mang ít binh mã thì không đánh được nước Tề, còn nếu như mang nhiều binh mã thì sẽ làm tổn hại cho nước Tần.

 Khi xưa Tề Vương mang quân tấn công nước Sở, phá quân giết tướng, đánh lui quân Sở cả ngàn dặm. Tuy nhiên, kết cục 1 tấc đất cũng không chiếm được.

Nước Tề lẽ nào không muốn có đất hay sao? Không phải, mà vì địa thế nước Sở và nước Tề không cho phép! Các nước thấy nước Tề hao binh tổn tướng vì đánh Hàn, nội bộ lại bất hòa liền đem binh tấn công Tề, nước Tề liền thua ngay.

Nước Tề vì đi tấn công Sở nên mới trở thành miếng mồi béo cho Hàn và Ngụy.

Nay nước Tần và các nước láng giềng quan hệ cũng chẳng lấy gì làm tốt đẹp, một khi đánh nước Tề làm hao tổn thực lực sẽ bị các nước láng giềng thừa cơ trục lợi”.

Phạm Thư cho rằng, việc mang quân đánh Tề là sai lầm về chiến lược. Chiến lược sai thì bắt buộc phải sửa đổi. Phạm Thư đưa ra phương án tác chiến chiến lược nổi tiếng của mình: Viễn giao cận công.

Trong tình thế lúc bấy giờ, phương án của Phạm Thư quả thực là thích hợp nhất đối với nước Tần. Chiêu Tương Vương cũng thấy rất rõ điều đó.

Chính vì vậy, từ đó trở đi, Phạm Thư trở thành 1 sủng thần của Chiêu Tương Vương. Vài năm sau đó, Phạm Thư lại dâng kiến nghị lên Chiêu Tương Vương.

Tuy nhiên, lần này không phải là phê phán Ngụy Nhiễm sai lầm trong phương án tác chiến mà là nói với Chiêu Tương Vương rằng, nước Tần đang gặp nguy hiểm và nguyên nhân của mối nguy bắt nguồn từ bè phái của Tuyên Thái Hậu.

Phạm Thư nói với Chiêu Tương Vương rằng: “Khi thần ở Sơn Đông chỉ nghe nước Tề có Mạnh Thường Quân chứ không hề nghe nói tới Tề Vương. Ở nước Tần, chỉ nghe có Thái Hậu, Nhương Hầu, Hoa Dương, Cao Lăng, Kinh Quân chứ không nghe tới Tần Vương.

Vua 1 nước là người đứng đầu nước ấy, mọi quốc gia đại sự đều do vua quyết định, có quyền sinh quyền sát.

Nay Thái Hậu nắm hết quyền bính, tự mình hành sự, Nhương Hầu có thể nắm quyền trong và ngoài triều đình, Hoa  Dương, Cao Lăng, Kinh Dương Quân đều có thể tự quyết định mọi việc.

Người bên ngoài gọi họ là Tứ quý của nước Tần. Thần thì thấy rằng, quyền lực của Tứ quý càng lớn thì nước Tần càng nguy hiểm, quyền lực của Đại Vương càng dễ bị lung lay. Vì vậy, nếu như có Tứ quý thì không còn Đại Vương nữa. Nếu cứ như thế này mãi thì người sở hữu nước Tần không còn là con cháu của Đại Vương nữa”.

Chiêu Tương Vương đã bị Phạm Thư nói trúng tim đen. Bản thân Chiêu Tương Vương cũng chẳng thích thú gì với bè đảng Tứ quý này. Mặc dù họ đều là thân thích, tuy nhiên, là 1 ông vua, Chiêu Tương Vương đương nhiên không thể chịu được cảnh người ta đè đầu cưỡi cổ mình mãi.

Chiêu Tương Vương trước nay chưa có bất cứ phản ứng gì là vì mẹ ruột của mình – Tuyên Thái Hậu. Những gì Tuyên Thái Hậu làm cho ông ta và làm cho nước Tần là không hề nhỏ.

 Tuy nhiên, Phạm Thư đã nói rất đúng. Trong tình thế hiện tại, nước Tần của Chiêu Tương Vương đang ở vào tình thế vô cùng nguy hiểm.

Kể từ thời Thương Ưởng trở đi, nước Tần cai trị theo chế độ quận huyện chứ không phải phiên vương, vì thế, tất cả quyền lực đều tập trung trong tay Tần Vương, rất ít xảy ra tình trạng cát cứ trước đây. Có được điều đó là nhờ có uy quyền rất lớn của Tuyên Thái Hậu.

Vì thế, dù nói là quyền lực tập trung trong tay Tần Vương, song về thực chất, quyền lực nằm trong tay Tuyên Thái Hậu và Ngụy Nhiễm.

Do vậy, Chiêu Tương Vương quyết định sẽ nghe theo lời của Phạm Thư, quyết định lôi Tuyên Thái Hậu khỏi vũ đài, sau đó giải tán luôn bè phái Tứ quý, để họ về làm công việc của mình.

Năm 266 trước Công nguyên, Chiêu Tương Vương ra lệnh đuổi Nhương Hầu, Cao Lăng, Hoa Dương, Kinh Dương Quân ra khỏi Quan Trung.

 Chức tướng quốc của Ngụy Nhiễm cũng được phế truất, thay vào đó là Phạm Thư. Ngụy Nhiễm được đổi đất phong về Ứng Hầu, nay là khu vực Tây Nam huyện Bảo Phong, tỉnh Hà Nam.

Và người nắm quyền chấp chính suốt 41 năm của triều Tần là Tuyên Thái Hậu cuối cùng cũng phải rời khỏi vũ đài chính trị. Trên thực tế, việc này không hẳn đã là 1 việc xấu đối với Tuyên Thái Hậu.

Bởi lẽ, 1 mình chống giữ giang sơn triều Tần khiến Tuyên Thái Hậu đã quá mệt mỏi. Bởi lẽ, đó không phải là áp lực mà 1 người phụ nữ có thể dễ dàng chịu đựng.

3., Chiêu Tương Vương và Phạm Thư làm thế nào để đoạt được quyền lực thành công đánh đổ liên minh Tứ quý, buộc Tuyên Thái Hậu phải rời khỏi vũ đài chính trị, thì sử sách không ghi chép thật rõ ràng.

Nhưng có thể chắc chắn rằng việc chuyển giao quyền lực diễn ra rất thuận lợi. Ngụy Nhiễm và những người khác nhanh chóng chấp nhận trở thành những phiên vương, bao bọc và che trở cho đế quốc Đại Tần, không có bất cứ sự ghi chép nào về sự phản kháng của họ.

Vì sao việc chiếm đoạt lại quyền lực lại diễn ra dễ dàng như vậy. Bởi lẽ, Ngụy Nhiễm, Hoa Dương, Kinh Dương và Cao Lăng Quân đều là những người đang có thực quyền.

Việc buộc họ phải chấp nhận rằng mình bị tước đi quyền lực là chuyện không đơn giản chút nào. Nguyên nhân chính ở đây có lẽ là vì sức ảnh hưởng của Tuyên Thái Hậu.

Bởi lẽ, các thành viên của Tứ quý đều là những người máu mủ ruột thịt của Tuyên Thái Hậu và đều là những người rất thân với bà ta.

 Liên minh Tứ quý này hoàn toàn tỏ thái lộ lạnh nhạt với những biến cố xảy ra trước mắt mình. Trong khi đó, Chiêu Tương Vương cũng không muốn là kẻ mang tiếng “đuổi cùng giết tận”.

Có thể dự đoán rằng, Chiêu Tương Vương và Tuyên Thái Hậu có lẽ đã có 1 thỏa thuận nào đó nên việc chuyển giao vương quyền trở nên hòa bình và đơn giản hơn. Và Tuyên Thái Hậu thực sự đã làm được. Bà khuyên nhủ những người thân của mình, khuyên họ nên từ bỏ những quyền lực đang nắm giữ.

Ngoài ra, bản thân Tuyên Thái Hậu cũng muốn rời khỏi vũ đài nơi làm bà tiêu tốn không ít thời gian và sức lực. Từ khía cạnh này có thể khẳng định, sự ca ngợi mà người ta dành cho Tuyên Thái Hậu là vì cho tới tận phút cuối, bà vẫn cố tìm cách bảo vệ thực lực của nước Tần.

Người già về hưu thì thường buồn và cô đơn. Trước đây, trong thời kỳ tranh giành quyền lực, ở Tuyên Thái Hậu luôn xảy ra sự xung đột giữa những trách nhiệm đối với quốc gia với sự cô đơn mang tính bản năng của người phụ nữ.

Nay, sau khi đã rút khỏi vũ đại chính trị nước Tần, tình cảm và sự lo lắng mà Tuyên Thái Hậu dành cho lĩnh vực này cũng bắt đầu nhạt dần. Thay vào đó, Tuyên Thái Hậu bắt đầu tìm cách thỏa mãn những nhu cầu riêng tư của mình.

Trong suốt cuộc đời cầm quyền của mình, Tuyên Thái Hậu có rất nhiều người tình, tuy nhiên, giống như Nghĩa Cừ Vương, đại đa số những cuộc tình của Tuyên Thái Hầu đều mang động cơ chính trị, 2 bên đến với nhau nhằm lợi dụng lẫn nhau chứ không phải vì tình cảm thực sự.

Tuy nhiên, tới những năm cuối đời, Tuyên Thái Hậu đã có 1 mối tình thực sự. Người tình lần này của Tuyên Thái Hậu tên là Ngụy Sửu Phu.

Năm 265 trước Công nguyên, tức năm thứ 42 đời Tần Chiêu Vương, Tuyên Thái Hậu khi đó đã ngoài 70 mắc bệnh nặng. Đó là thời điểm Tuyên Thái Hậu mới chỉ rút lui khỏi chính đàn 1 năm.

Nằm trên giường bệnh, biết rằng những ngày mình còn lưu lại trên cõi đời này không còn bao lâu nữa, nghĩ tới việc từ nay sẽ không bao giờ được gặp người tình Ngụy Sửu Phu nữa, Tuyên Thái Hậu bèn truyền lệnh xuống: “Nếu chôn ta thì nhất định phải chôn theo Ngụy Sửu Phu”. Ngụy Sửu Phu nghe Tuyên Thái Hậu nói vậy thì sợ xanh mặt.

Y đeo bám Tuyên Thái Hậu nhưng mong kiếm cho mình chút bổng lộc, nay Thái Hậu sắp chết lại đòi y chết theo, như vậy chẳng phải là y thiệt cả đôi đường hay sao. Vì thế, Ngụy Sửu Phu vội tìm tới đại thần Đường Nhuế nhờ tìm cách cứu mình.

Nhận lời của Ngụy Sửu Phu, Đường Nhuế đi gặp Tuyên Thái Hậu.

 Đứng trước vị Thái Hậu đang hấp hối trên giường bệnh, Đường Nhuế nói: “Thần nghe nói Thái Hậu muốn Ngụy Công tử tuẫn táng cùng mình? Nếu như con người chết đi không còn biết gì nữa thì việc gì Thái Hậu phải hy sinh tính mạng của người mình yêu quý?

Còn nếu như con người chết đi vẫn có thể nhận biết được mọi việc thì Tiên Vương (tức Huệ Văn Vương, chồng Tuyên Thái Hậu) mấy chục năm nay không biết sẽ tích tụ bao nhiêu oán hận.

Một khi Thái Hậu tới âm giới, chỉ việc đối phó với cơn giận dữ của tiên vương cũng đủ mệt thì lấy đâu ra thời gian để vui vẻ với Ngụy Sửu Phu?”.

Tuyên Thái Hậu nghe Đường Nhuệ nói có lý bèn nói: “Giỏi!” rồi ra lệnh không cần chôn Ngụy Sửu Phu theo mình nữa. Tháng 10 năm 42 đời Tần Chiêu Vương, Tuyên Thái Hậu qua đời, chôn cất ở Chỉ Dương, Lệ Sơn.
  • Phong Nguyệt

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét