CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996               CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996               CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996                                  TIN TỔNGHỢP                     GIÃ SỬ                         QUÂNSỰ                    CHUYỆN LẠ              WEB                                    

Thứ Năm, 11 tháng 7, 2013

Nàng kỹ nữ làm điêu đứng cả 2 triều Hoàng đế

 Vốn là 1 cô gái xuất thân từ kỹ nữ chốn lầu xanh, song Đỗ Thu Nương lại là 1 mỹ nữ nổi tiếng khắp một vùng Kim Lăng. Không chỉ là một trang tuyệt sắc khuynh nước khuynh thành, Đỗ Thu Nương còn giỏi thi phú, đàn hát.

Có lẽ chính vì vậy, dù xuất thân chỉ là 1 kỹ nữ vốn bị cả thiên hạ coi khinh, Đỗ Thu Nương lại có thể làm điêu đứng cả 2 ông vua của vương triều Đại Đường.

Thế nhưng, hồng nhan thì bạc mệnh, cuối cùng, số phận của Đỗ Thu Nương vẫn không thể thoát khỏi hai chữ bi kịch…

1. Tháng 8 năm Vĩnh Trinh thứ nhất, tức năm 805 sau Công nguyên, Đường Thuận Tông khi đó mới ngồi trên ngai vàng vỏn vẹn 8 tháng, bị quan đại thần là Cụ Văn Trân ép phải thoái vị, nhường ngôi cho thái tử là Lý Thuần, tự xưng là thái thượng hoàng.

Lý Thuần lên ngôi, gọi là Hiến Tông. Hiến Tông lên ngôi, nỗ lực bình định tình trạng cát cứ của các phiên trấn.
Đỗ Hiền Nương trên phim.
Đỗ Hiền Nương trên phim.

Trong thời gian tại vị của mình, Lý Thuần đã lần lượt bình định các cuộc phản loạn Tây Xuyên, Hạ Tuy, Chiết Tây, Hoài Tây, Tri Thanh thu về vùng đất Giang Hoài giàu có. Sau đó, các phiên trấn khác cũng lần lượt quy phục triều đình nhà Đường.

Chuyện kể rằng, quan Chiết Giang Quan sát sứ là Lý Kỳ nhờ đút lót, có được chức quan béo bở chuyên lo việc vận chuyển sắt và muối đã vơ vét không ít tiền bạc. Sau đó, Nghiêm bị điều tới làm Trấn Hải Tiết độ sứ.

 Sau khi bình định quân phản loạn Hạ Thục, triều đình của Hiến Tông bắt đầu có được uy tín nhất định, các phiên trấn dần sợ và quy phục triều đình. Bản thân là một phiên trấn, Lý Kỳ lo lắng quyền lợi của mình bị mất nên thấp thỏm không yên.

Sau đó, Hiến Tông phong cho Nghiêm làm Tả Bốc Xạ, phái sứ giả tới hỏi Nghiêm về thời gian về triều đình nhậm chức.

Nghiêm biết rằng, nếu về triều thì chỉ có chết, mà không về triều thì lại là kẻ chống lại lệnh vua, vì thế, Nghiêm sai người giết chết Lưu Hậu Vương rồi dấy binh làm phản, chống lại triều đình. Tuy nhiên, chẳng bao lâu sau, Nghiêm bị đánh bại, bị bắt và giải về kinh thành.

Khi Lý Kỳ bị bắt, bên cạnh có 1 cô người hầu họ Trịnh quyết định theo Nghiêm. Buổi tối, Nghiêm xét áo, cắn ngón tay, viết lại nỗi oan khuất của mình đồng thời nêu rõ những thành tích trị lý quân đội của mình để cầu xin Hiến Tông.

Sau khi viết xong, Nghiêm nói với Trịnh thị rằng: “Ngươi cất cái này vào trong người, nếu như ta có cơ hội thanh minh thì sẽ trở thành Tể tướng hoặc Tiết độ sứ của Giả Dương, Ích Châu.

Còn nếu như không có cơ hội thì sẽ phải chịu cực hình mà chết. Nếu như một ngày nào đó ta chết, người nhất định phải vào được triều đình đưa bức huyết thư này cho Hoàng đế”. Trịnh thị rớt lệ nhận lời.

Tuy nhiên, Lý Kỳ không được xét hỏi mà bị đưa tới thẳng tới phía Tây Trường An chịu hình phạt chém ngang lưng.

Khi Lý Kỳ bị giết, toàn bộ kinh thành bị bao phủ bởi sương mù, 3 ngày liền không tan. Có người nghe thấy trong sương mù vỏng có tiếng khóc như của ma quỷ.

Quả nhiên không nằm ngoài dự liệu của Nghiêm, Hiến Tông sau khi đọc được bức thư kêu oan của Lý Kỳ từ người hầu gái họ Trịnh, trong lòng cũng cảm thấy nghi hoặc, cho rằng chuyện có điều gì oan khuất.

Vì thế, Hiến Tông sai người lấy một vài bộ quần áo tặng cho con cháu của Lý Kỳ, rồi ra lệnh cho quan Tri phủ kinh thành mai táng Lý Kỳ.

2. Con cháu của Lý Kỳ đều làm quan, do vậy đều là những người có cuộc sống rất xa hoa. Ngay cả những người hầu, con hát cho tới thê thiếp nhà họ Lý đều là hạng sắc nước hương trời.

 Khi Lý Kỳ bị bại trận ở Chiết Tây, trong số những thê thiếp bị triều định “bắt giữ” ngoài cô tì nữ họ Trịnh còn 1 người thiếp khác họ Đỗ, tên Thu nhan sắc nổi tiếng đương thời, sử sách gọi là Đỗ Thu Nương.

Trên thực tế, Đỗ Thu Nương thực chất là 1 ca nữ chốn lầu xanh ở Kim Lăng (tức Nam Kinh ngày nay).

 Tuy nhiên, Đỗ Thu Nương lại có nhan sắc nghiêng nước nghiêng thành, dù không hề trang điểm cũng xinh đẹp hơn hẳn người thường. Thêm vào đó, Đỗ Thu Nương lại có tài nói năng, thơ ca, đàn hát đều xuất sắc.

Vì thế, dù là con hát chốn lầu xanh nhưng Đỗ Thu Nương là đối tượng mà nhiều công tử quý tộc trong vùng theo đuổi. Lý Kỳ khi đó đang là Trấn Hải Tiết độ sứ nghe nói đến sắc đẹp của Đỗ Thu Nương thì tìm đến tận nơi để gặp mặt.
Đỗ Hiền Nương
Đỗ Hiền Nương

Vừa nhìn thấy Đỗ Thu Nương lần đầu tiên, Lý Kỳ đã say mê người ca nữ này vì thế không tiếc tiền của bỏ ra mua Đỗ Thu Nương về phủ làm thiếp.

Lúc bấy giờ, Tiết độ sứ thực tế là một phiên Vương, là người đứng đầu một vùng, vì vậy, Đỗ Thu Nương vui vẻ chấp nhận trở thành tỳ thiếp của Lý Kỳ.

Khi Lý Kỳ lấy Đỗ Thu Nương về làm thiếp, ông ta mới chỉ 27 tuổi, trong khi Đỗ Thu Nương mới chỉ 15. Trong phủ của Lý Kỳ, người đẹp không thiếu, song không ai có thể so sánh với Đỗ Thu Nương.

Sau khi Lý Kỳ chết, Đỗ Thu Nương cùng với những người phụ nữ khác trong nhà họ Lý bị đưa vào cung. Tuy nhiên, nhờ có nhan sắc hơn người, Đỗ Thu Nương 1 lần nữa lại lọt vào mắt xanh của Hiến Tông Lý Thuần.

 Lý Thuần rất mực sủng hạnh Đỗ Thu Nương, ban tặng Đỗ Thu Nương tên mới gọi là Đỗ Trọng Dương, phong cho làm chức nữ quan trong hậu cung.

Hoàng hậu của Lý Thuần là Quách thị, vốn là cháu gái của Phần Dương Vương Quách Tử Nghi.

Cha của Quách thị là Quách Ái lấy Thăng Bình Công chúa. Do quyền lực của ông và cha nên thái độ của quần thần trong triều đình đối với Quách thị khác hẳn với các cung phi khác, rất mực cung kính.

 Năm Nguyên Hòa thứ nhất, Quách thị được tấn phong làm Quý phi. 7 năm sau đó, năm Nguyên Hòa thứ 8, quần thần liên tục 3 lần dâng sớ xin Hiến Tông phong Quách thị làm Hoàng hậu.

Lúc bấy giờ, trong hậu cung của Hiến Tông có rất nhiều mỹ nữ nên sợ Quách thị sau khi có được ngôi vị Hoàng hậu sẽ vin vào chức vị đó mà hãm hại những người phi tần khác nên Hiến Tông tìm mọi cách khất lần.

Trong hậu cung mỹ nữ rất nhiều, song Đỗ Thu Nương nhờ kinh nghiệm ở chốn lầu xanh vẫn là mỹ nữ được Hiến Tông rất mực sủng ái. Vì thế, dù xuất thân thấp hèn nhưng Đỗ Thu Nương lại có một vị trí rất quan trong đối với Hiến Tông.

Hiến Tông về cơ bản là một Hoàng đế anh minh. Tuy nhiên, sau loạn An Lộc Sơn, triều Đường đã bước vào thời kỳ suy thoái, không thể cứu vãn được nữa.

Vì thế, vào thời kỳ cuối đời, Hiến Tông bắt đầu đeo đuổi việc tìm kiếm thuốc trường sinh.

 Các thuốc trường sinh mà thuật sĩ dâng cho Hiến Tông uống hàng ngày chứa nhiều loại độc khiến tính tình Hiến Tông ngày càng trở nên thô bạo và nóng nảy.

Rất nhiều lần, chỉ vì tức giận, Hiến Tông đã giết oan không biết bao nhiêu đại thần.

Năm Nguyên Hòa thứ 15, hoạn quan Trần Hoằng Chí đã dùng độc giết chết Hiến Tông. Lý Hằng, con của Quách thị lên ngôi vua, sửa gọi là Mục Tông.
Hiền Tông
Hiền Tông

 Lúc bấy giờ Đỗ Thu Nương đã ngoài 30 tuổi, tuy nhiên, nhan sắc không hề giảm sút, ngược lại có phần đằm thắm hơn xưa, vì thế, Đỗ Thu Nương lại được Mục Tông sủng hạnh.

Để che đậy chuyện này, Mục Tông sắc phong cho Đỗ Thu Nương làm bảo mẫu kiêm gia sư cho Hoàng tử Chương Vương.

Tuy nhiên, Mục Tông cũng giống như cha mình, chẳng sống được bao lâu đã về gặp tổ tiên. Đỗ Thu Nương sau đó lại tiếp tục trải qua hai đời vua nữa là Kính Tông và Văn Tông.

Năm Thái Hòa đời vua Văn Tông, Chương Vương bị vu cáo nên bị phế, Đường Văn Tông hạ chiếu cho Đỗ Thu Nương trở về quê sinh sống. Những năm cuối đời, Đỗ Thu Nương phải sống trong cảnh nghèo đói và thiếu thốn. Mỹ nhân từng làm điêu đứng cả 2 ông vua triều Đường rốt cuộc phải nhận lấy một số phận đầy bi kịch.

Phong Nguyệt

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét