CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996               CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996               CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996                                  TIN TỔNGHỢP                     GIÃ SỬ                         QUÂNSỰ                    CHUYỆN LẠ              WEB                                    

Thứ Năm, 11 tháng 7, 2013

Hai vùng đất thánh phong thủy của Hán Cao Tổ Lưu Bang

Ở Trung Quốc, theo các chuyên gia phong thủy thì Côn Luân chính là tổ tông của tất cả các long mạch.
[links()]
Đất nuôi rồng

Các nhà phong thủy cho rằng, các long mạch ở những vùng khác nhau cũng giống như con người, không phải tự nhiên sinh ra mà cũng có cha mẹ tổ tiên, cũng hình thành hẳn một gia tộc.

Thông thường, ngọn núi ở phía sau của huyệt mộ được gọi là “núi phụ mẫu”, lui về phía sau nữa thì được gọi là “núi thiếu tổ”, rồi “thái tổ”…

Ở nơi bắt nguồn của dãy núi, người ta gọi là tổ tiên của long mạch. Vì vậy, tìm hiểu long mạch đồng thời phải truy nguyên tổ tiên của long mạch ấy, trong phong thủy người ta gọi đây là “nhận tông”.

Ở Trung Quốc, theo các chuyên gia phong thủy thì Côn Luân chính là tổ tông của tất cả các long mạch.

Bắt nguồn từ Côn Luân sinh ra ba nhánh long mạch chính: Long mạch từ Trường Giang xuống phía Nam gọi là Nam Long, nằm giữa Trường Giang và Hoàng Hà gọi là Trung Long, và từ Hoàng Hà ngược lên phía Bắc gọi là Bắc Long.

Các long mạch khác trên khắp Trung Quốc thực chất chỉ là phân nhánh của ba long mạch lớn nói trên.

 Về tổng thể, phương hướng của ba long mạch lớn này là từ Tây sang Đông và chạy sát ra tới biển.

Các long mạch khác liên tục được sinh ra trong quá trình ba long mạch lớn này chạy dài từ Tây sang Đông, có thể là Bắc, có thể là Nam.

Các nhánh nhỏ này tạo ra rất nhiều huyệt phú quý, tạo nên một hệ thống long mạch trên khắp lãnh thổ Trung Quốc.
Lưu Bang trên phim
Lưu Bang trên phim

Theo cách suy luận nói trên thì long mạch sẽ có rất nhiều phân nhánh. Nhưng nếu như vậy thì nhánh nào có thể sinh ra và dưỡng thành một “chân long” lại là chuyện khác.

Mảnh đất sinh ra “chân long” phải là nơi có khí thế. Khí thế này thường đến từ những vùng nước trên núi. Bởi lẽ rồng muốn sống và di chuyển thì tất phải có nước dẫn đường.

 Vì vậy, có thể nói rằng, thế nước chính là dấu hiệu nhận biết long mạch. Trường Giang và Hoàng Hà có thể nói chính là hai dòng sông đã bồi đắp nên nền văn minh Trung Hoa.

Do vậy, muốn tìm long mạch, ắt phải bắt nguồn từ hai dòng sông này. Huyện Bái nằm trên một long huyệt của long mạch nằm giữa hai dòng sông này và đây chính là lý do vùng đất này trở thành nơi phát tích của Hán Cao Tổ Lưu Bang.

Từ khi còn nhỏ, tính tình Lưu Bang đã rất hào sảng, không thích đọc sách tuy nhiên lại rất nhân từ, đại lượng, không câu nệ tiểu tiết, vì vậy cha Lưu Bang thường mắng ông là kẻ “vô lại” (kẻ không thể nhờ cậy được gì).

Sau khi lớn lên, nhờ dùng tiền chạy chọt, Lưu Bang được làm chức Đình trưởng Tứ Thủy Đình (tương đương chức phó công an xã hiện nay).

Mặc dù chức quan rất nhỏ, nhưng Lưu Bang lại nổi tiếng là kẻ trượng nghĩa, vì thế viên Chủ lại huyện Bái là Tiêu Hà và Giám ngục Tào Tham coi Lưu Bang như bạn.

Sau này, một người rất giàu có ở huyện Đan Phụ tên là Lã Công Kiều chuyển nhà sang huyện Bái đã mở một bữa tiệc mời quan lại trong huyện tới dự.

Tiêu Hà, Tào Tham và nhiều quan lại đều được mời. Lưu Bang tuy là quan nhỏ nhưng cũng muốn tham dự, song chức Đình trưởng lại chẳng có bao nhiêu tiền, làm sao dám bước vào dự tiệc.

 Thế nhưng không có cách nào khác, Lưu Bang đành làm mặt dày xông vào bên trong.

 Mọi chuyện giống như được ông trời sắp đặt sẵn, Lã Công vừa nhìn Lưu Bang đã thấy ông tướng mạo bất phàm, nói chuyện một lúc thì lại càng thích thú người Đình trưởng họ Lưu hơn.

 Sau khi tiệc tan, Lã Công giữ Lưu Bang lại nói Lưu Bang tướng mạo hơn người, nhất định tiền đồ sẽ rộng mở.

 Vì vậy, bất chấp sự phản đối của vợ, Lã Công kiên quyết đem con gái của mình gả cho Lưu Bang làm vợ.

Lưu Bang thân chỉ làm một Đình trưởng nhỏ bé, nay lại được một phú ông giàu có mà cả hai huyện phải nể trọng chủ động gả con gái cho, đương nhiên chẳng có lý do gì từ chối. Con gái của Lã Công chính là Lã Hoàng hậu sau này.

Lúc bấy giờ đang là thời kỳ thống trị của Tần Thủy Hoàng. Sau khi tiêu diệt 6 nước, thống nhất Trung Quốc, Tần Thủy Hoàng bắt đầu lối sống xa hoa, tìm cách hưởng thụ.

Để sau khi chết đi vẫn có thể thụ hưởng cuộc sống sung sướng như trên trần gian, Tần Thủy Hoàng cho bắt hơn 700 nghìn dân phu tới Li Sơn để xây lăng mộ cho mình.

Huyện Bái cũng nhận được công văn, đòi bắt hơn 100 nhân phạm và nông dân lên đường tới xây lăng mộ.

Li Sơn chỉ có đi mà không có về, vì vậy chẳng ai muốn mình bị bắt đi. Theo quy định của nhà Tần khi đó, những người không tới báo danh đúng ngày đều bị xử tội chết, những người bỏ trốn trên đường đi cũng bị chém đầu.

Ngay cả những người áp giải nông phu và tội phạm tới Li Sơn cũng lành ít dữ nhiều.

Giữ chức Đình trưởng Tứ Thủy, Lưu Bang được giao nhiệm vụ áp tải phu dịch tới Li Sơn. Trên đường người bỏ trốn không ít.

Lưu Bang nghĩ rằng, nếu người cứ bỏ trốn như vậy, trước sau mình cũng chết, chi bằng đem phóng thích toàn bộ phu dịch.

Trong số những người được phóng thích, có người bỏ trốn giữ lấy mạng sống nhưng cũng không ít người quyết định đi theo Lưu Bang.

Nhờ vậy, Lưu Bang tập hợp được một lực lượng nhỏ rồi chạy về phía Nam thành lập căn cứ bí mật ở khu vực núi Mang Sơn và Đãng Sơn.

Ít lâu sau, Lưu Bang đã có trong tay một đội ngũ cả trăm người chống lại triều Tần ở khu vực này.

Năm 210 trước Công Nguyên, Tần Thủy Hoàng băng hà, con trai là Hồ Hợi tức vị trở thành Tần Nhị Thế. Sự tàn bạo và ăn chơi của Tần Nhị Thế không hề thua kém người cha bạo chúa của mình.

Vì thế, tháng 7 năm Tần Nhị Thế thứ nhất, tức năm 209 trước Công Nguyên, Trần Thắng dựng cờ khởi nghĩa ở huyện Kỳ,  mở đầu cho phong trào khởi nghĩa nông dân cuối thời Tần.

Sau khi chiếm được đất Trần (nay là vùng Hoài Dương, Hà Nam, Trung Quốc), Trần Thắng thành lập chính quyền Trương Sở, công khai đối lập với nhà Tần.

Quan huyện lệnh huyện Bái muốn bảo toàn chính mình, cũng muốn hưởng ứng khởi nghĩa để tiếp tục nắm chính quyền.

Đồng thời theo kiến nghị của Tiêu Hà và Tào Tham, cho gọi tất cả những người huyện Bái đang lưu vong ở bên ngoài về. Như vậy, một là có thể tăng cường lực lượng, hai là có thể trừ được hậu họa.
Ở Trung Quốc, theo các chuyên gia phong thủy thì Côn Luân chính là tổ tông của tất cả các long mạch.
Ở Trung Quốc, theo các chuyên gia phong thủy thì Côn Luân chính là tổ tông của tất cả các long mạch.

Vì thế, quan huyện phái em rể của Lã Trĩ là Phàn Khoái đi Đãng Sơn để đón Lưu Bang.

 Tuy nhiên, khi Lưu Bang dẫn theo đội quân vài trăm người đi tới gần huyện Bái thì huyện lệnh huyện Bái lại hối hận, sợ rằng Lưu Bang một khi vào được thành sẽ không dễ khống chế, nên ra lệnh đóng cửa thành, lại muốn giết cả Tiêu, Tào vì sợ những người này làm nội ứng.

Tiêu, Tào trốn theo Lưu Bang, bàn kế cho Lưu Bang bắn thư vào thành thuyết phục các bậc trưởng lão để họ cho con em đuổi quan huyện để đón mình.

Kế thành công, Lưu Bang được tôn làm Bái Công, lãnh đạo con em huyện Bái tham gia khởi nghĩa. Huyện Bái trở thành đại bản doanh đầu tiên của Lưu Bang.

Sáng lập nghiệp đế

Sau khi cuộc chiến tranh giữa Hán và Sở kết thúc, Lưu Bang lên ngôi Hoàng đế ở Định Thủy, vùng đất phía Nam sông Tị Thủy và dự định định đô ở Lạc Dương.

Lúc đó, Trương Lương, một mưu thần rất thông thạo phong thủy và một thuật sĩ tên là Lâu Kính khuyên Lưu Bang dời đô về Trường An.

Trương và Lâu cho rằng Trường An mới là nơi quốc đô, có thể thống trị lâu dài, là mảnh đất cực tốt về phong thủy.

 Theo họ Trương và họ Lâu thì Trường An nằm ở trung tâm của vùng bình nguyên Quan Trung, phía Nam thì gối lên ngọn Tần Lĩnh, phía Bắc thì giáp sông Vị Hà, có núi sông bao bọc, là nơi phong thủy rất tốt.

Sau khi Lưu Bang khảo sát Trường An một cách cẩn thận, phát hiện đây là nơi có khí thế bất phàm, vì thế quyết định nghe theo lời của Trương Lương và Lâu Kính, dời đô về Trường An.

Bắt đầu từ đây, Trường An trở thành kinh đô kéo dài hơn 200 năm của nhà Tây Hán.

Thành Trường An do mưu thần Tiêu Hà của Lưu Bang tổ chức xây dựng. Ở phía Nam là tòa chính cung, nơi ở của Hoàng đế gọi là Vị Ương Cung. Hai chữ “vị ương” bắt nguồn từ Kinh Thi, có nghĩa là không có điểm kết thúc.

Vị Ương Cung có diện tích khoảng 5.000 mét vuông, được xây dựng trên nền móng của Chương Đài do Tần Thủy Hoàng xây dựng, khí thế rất hùng vĩ với tổng cộng hơn 40 tòa lầu các khác nhau.

Lần đầu tiên Lưu Bang nhìn thấy Vị Ương Cung, Lưu Bang đã rất tức giận nói với Tiêu Hà: “Thiên hạ phân tranh còn chưa dứt, trăm họ vừa thoát khỏi cảnh chiến loạn chưa được bao lâu, vì sao ông lại xây dựng một tòa cung điện xa hoa thế này?”

Tiêu Hà nói với Lưu Bang rằng, đây chính là sự uy nghi cần thiết của một Hoàng đế: “Thiên tử lấy bốn bể là nhà, do vậy, cung điện không nguy nga tráng lệ thì không uy nghi.

Chỉ có một tòa cung điện như thế này mới thể hiện được khí thế đế vương của Hoàng thượng”. Lưu Bang nghe Tiêu Hà giải thích như vậy mới vui vẻ trở lại.

Sau khi lên ngôi Hoàng đế và định đô ở Trường An, Lưu Bang vẫn chưa thể gối cao ngủ yên. Ông vua sáng lập triều Hán vẫn phải xử lý nhiều chuyện nữa mới có thể khiến quốc gia ổn định trở lại.

Lưu Bang chiến thắng được Hạng Vũ không chỉ dựa vào lực lượng của bản thân mà có sự giúp sức của nhiều lực lượng khác. Trong đó, đa số được lãnh đạo và biên chế độc lập.

Ban đầu tất cả đều do một mình Lưu Bang thống lĩnh, tuy nhiên, sau khi lập nước, lực lượng của các đội quân này ngày một mạnh lên, nếu như họ hợp tác lại với nhau chống lại Lưu Bang thì đội quân triều đình do Lưu Bang thống lĩnh không cách nào chống đỡ được.

 Trong cuộc chiến với Hạng Vũ, để bảo đảm thắng lợi, Lưu Bang đã phong đất phong vương cho họ, vì vậy, sau khi thống nhất quốc gia, lực lượng này vẫn chiếm giữ những khu vực lớn.

Điều này trở thành một sự uy hiếp đối với triều đình nhà Hán của Lưu Bang.

Để loại bỏ sự uy hiếp này, Lưu Bang đã sử dụng nhiều cách khác nhau để lần lượt tiêu diệt từng người một, từ Anh Bố, Bành Việt cho tới Hàn Tín… cuối cùng, tập trung toàn bộ quyền lực vào tay mình. Sau đó, một lần trở về huyện Bái, Lưu Bang đặt tiệc mời mọi người tới dự.

Trong bữa tiệc vinh quy bái tổ, Lưu Bang đã cao giọng hát rằng: “Gió nổi rồi, mây bay cao, Uy danh khắp nơi rồi, trở về quê cũ”.

Trong bài hát này, Lưu Bang nói chuyện rồng sau khi bay cao về quê cũ. Nhưng thực chất, long mạch của họ Lưu bắt đầu từ huyện Bái kéo dài tới Trường An, xuyên qua Trung Long, một trong ba long mạch lớn của Trung Quốc, khiến triều đại nhà Hán kéo dài sự thống trị của mình tới hơn 400 năm.
  • Hải Phong

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét