Lâu nay, Đường Cao Tổ Lý Uyên vẫn được xem là một ông vua anh minh, nhân hậu, không hề ham nữ sắc. Tuy nhiên, điều mỉa mai chính là lý do khiến Lý Uyên khởi binh chống lại triều Tùy hoàn toàn không phải là vì căm ghét Tùy Dạng Đế, cũng chẳng phải vì xót cảnh trăm họ đồ thán mà là vì trúng phải mỹ nhân kế do chính con trai mình là Lý Thế Dân sắp đặt…
1. Đường Cao Tổ Lý Uyên là người có công khai sáng triều đại nhà Đường, triều đại được coi là thịnh trị bậc nhất trong lịch sử Trung Quốc. Sử chép, Lý Uyên sinh năm 566, là người vùng Thiệu Khánh, Triệu Quận, nay là Long Nghiêu Đông, Hà Bắc.
1. Đường Cao Tổ Lý Uyên là người có công khai sáng triều đại nhà Đường, triều đại được coi là thịnh trị bậc nhất trong lịch sử Trung Quốc. Sử chép, Lý Uyên sinh năm 566, là người vùng Thiệu Khánh, Triệu Quận, nay là Long Nghiêu Đông, Hà Bắc.
Tổ phụ của Lý Uyên là Lý Hổ, một trong các khai quốc công thân của nhà Bắc Chu, từng được phong làm Trụ Quốc, tước Đường Quốc Công. Cha là Lý Bính được phong làm Trụ Quốc Đại Tướng Quân, tập phong tước Đường Quốc Công.
Đến đời Lý Uyên từ năm lên 7 tuổi đã được tạp phong tước Đường Quốc Công. Thời nhà Tùy, do Độc Cô Hoàng hậu, vợ Tùy Văn Đế là cô ruột nên Lý Uyên luôn được giữ những chức vụ quan trọng.
Đến thời Tuỳ Dưỡng Đế (604-618), Lý Uyên vừa là Thứ sử Kì Châu, lại kiêm luôn cả chức Thái Thú 2 quận Vinh Dương và Lâu Phiền. Tới năm 617, Uyên được phong làm Lưu Thú ở Thái Nguyên.
Lúc bấy giờ Tùy Dạng Đế hoang dâm vô đạo, khiến trăm họ oán hận. Lý Uyên cũng âm thầm kết nạp không ít hào kiệt mơ có ngày làm việc lớn. Lý Uyên tính tình hào phóng rộng rãi, lại là người thẳng thắn vì vậy, những bậc anh tài trong thiên hạ theo về rất đông.
Năm 617, nhân cơ hội nông dân ở khắp nơi khởi nghĩa chống lại nhà Tùy, Lý Uyên khởi binh lấy kinh đô Trường An.
Lý Uyên |
Một năm sau đó, Lý Uyên diệt nhà Tùy, thành lập nên nhà Đường. Sau sự biến Huyền Vũ Môn, con trai thứ là Lý Thế Dân giết chết thái tử là Lý Kiến Thành và một hoàng tử khác là Lý Nguyên Cát, Lý Uyên buộc phải nhường ngôi cho Lý Thế Dân, tự xưng là Thái thượng hoàng.
Lâu nay, Lý Uyên vẫn được xem là một ông vua anh minh, nhân hậu, không hề ham nữ sắc. Tuy nhiên, điều mỉa mai chính là lý do khiến Lý Uyên khởi binh chống lại triều Tùy hoàn toàn không phải là vì căm ghét Tùy Dạng Đế, cũng chẳng phải vì xót cảnh trăm họ đồ thán mà là vì trúng phải mỹ nhân kế do chính con trai mình là Lý Thế Dân sắp đặt.
2. Sử chép, lúc bấy giờ, Tùy Dạng Đế đắm chìm trong tửu sắc ở Giang Đô, chẳng màng gì tới chuyện triều chính. Nhân dân ở khắp nơi trong cả nước nổi dậy chống lại triều đình. Nhà Tùy đã lung lay tới tận gốc rễ. Lý Uyên khi đó giữ chức Lưu Thú ở Thái Nguyên cũng chẳng phải là người nuôi nghiệp lớn.
Tuy nhiên, con trai thứ của Lý Uyên lại là một người tham vọng. Trên danh nghĩa của cha, Lý Thế Dân kết giao, thu nạp không ít anh hùng, hào kiệt có ý muốn làm việc lớn.
Lúc đó, Lý Thế Dân thường xuyên qua lại với Tấn Dương Lệnh là Lưu Văn Tĩnh và thái giám Bùi Tịch.
Lưu Văn Tĩnh rất quý trọng Lý Thế Dân, khuyên Lý Thế Dân nhân lúc thiên hạ đại loạn, mang quân nhập quan có thể thành được nghiệp đế vương. Lý Thế Dân từ lâu đã có ý đồ này, nhưng chỉ sợ cha mình là Lý Uyên là người trung thành, lại nhút nhát, sẽ không thuận theo.
Để buộc Lý Uyên phải khởi binh chống lại triều đình, Lưu Văn Tĩnh và Lý Thế Dân đã cùng nhau bàn bạc và cuối cùng nghĩ ra một kế sách.
Ngày hôm sau, Lý Thế Dân và Lưu Văn Tĩnh đem kế sách nói lại với Bùi Tịch, nhờ Bùi Tịch giúp mình thực hiện mưu kế. Bùi Tịch đồng ý ngay. Ngay hôm sau, Bùi Tịch mở tiệc tại cung Tấn Dương và mời Lý Uyên tới dự.
Tấn Dương Cung là một hành cung của Tùy Dạng Đế đặt ở Thái Nguyên. Bùi Tịch chính là viên quan được giao nhiệm vụ quản lý tòa hành cung này.
Do vậy, Bùi Tịch mới đặt tiệc tại đây mời Lý Uyên. Khi Lý tới cung Tấn Dương dự tiệc, Bùi Tịch liên tục chuốc rượu khiến Lý Uyên chuếnh choáng . Đúng lúc đó, theo sự sắp xếp của Bùi Tịch, hai mỹ nữ tuyệt đẹp chẳng biết từ đâu xuất hiện, liên tục dâng rượu mời Lý Uyên.
Vốn đã quá chén, giờ lại bị hai người đẹp liên tục bắt uống, chẳng bao lâu, Lý Uyên đã say mềm, đến đứng cũng không vững nữa.
Đợi tới lúc đó, Bùi Tịch đưa mắt ra hiệu, hai mỹ nữ lập tức dìu Lý Uyên vào phòng sau nghỉ ngơi. Lý Uyên lúc đó đã say mềm người, cũng chẳng biết nghĩ gì, cứ để mặc cho hai người đẹp cởi bỏ hết quần áo rồi cùng lúc ôm cả hai cô lên giường ngủ.
Sáng hôm sau, khi giật mình tỉnh dậy, ngửi thấy quanh mình toàn một mùi hương lạ của phụ nữ, Lý Uyên giật thót mình.
Quay người nhìn lại thì ở bênh cạnh là hai mỹ nữ đang nằm cuộn trong chăn ngủ ngon lành. Lý Uyên lay hai người đẹp dậy hỏi danh tính và thân phận. Hai người đẹp nói mình là phi tần, ở lại Tấn Dương để đợi phục vụ Hoàng đế.
Lý Uyên nghe xong rụng rời cả tay chân, ngủ với cung nữ đã là tội tru di tam tộc chứ đừng nói dám lên giường với cả vợ vua.
Lý Uyên vừa mặc quần áo vừa run, lưng toát mồ hội hột. Hai cung phi thấy Lý Uyên như vậy thì khuyên rằng: “Hoàng đế ngày ngay thất đức, giặc cỏ nổi lên khắp nơi, chúng thiếp nếu như không có người bảo vệ, tránh sao khỏi bị hãm hại, thậm chí tính mạng cũng khó toàn.
Vì vậy, Bùi Tịch mới để chúng thiếp gửi thân cho ngài, hy vọng có thể bảo vệ tính mạng trong thời loạn lạc này”.
Lý Uyên lúc đó còn có nghĩ được gì, vội vàng ra khỏi cung Tấn Dương. Nhưng vừa mới bước ra tới cửa thì đã gặp ngay Bùi Tịch đang đứng sẵn ở bên ngoài.
Lý Uyên vừa thấy Bùi Tịch, trách: “Vì sao ông muốn hại tôi?”
Bùi Tịch cười, rồi đem ý định muốn khởi binh diệt Tùy, lấy thiên hạ của Lý Thế Dân rồi nói: “Hiện tại, giặc cướp nổi lên khắp nơi, ngoài cửa thành chính là chiến trường, cho dù trung thành hết mực cũng khó tránh được cái chết. Nhưng nếu như khởi binh, chẳng những tránh được tai họa mà còn có thể có được giang sơn, làm chủ cả thiên hạ”.
Lý Uyên nghe xong, trở về nhà do dự mất mấy hôm vẫn không quyết định được. Họ Lý ba đời ăn lộc triều đình, ngay cả chức quan mà Lý Uyên có ngày hôm nay cũng là do triều đình ban cho.
Vào lúc Hoàng đế hoang dâm vô độ, bỏ bê triều chính, giặc cướp nổi lên khắp nơi thì càng phải là lúc trung thần tỏ rõ sự kiên trinh, cống hiến cho triều đình.
Nhưng suy đi tính lại, Lý Uyên đã ngủ với phi tần của Hoàng đế, chuyện này nếu lộ ra ngoài thì không những quan tước bổng lộc triều đình chẳng còn mà tới cái mạng cũng khó giữ.
Đường Cao Tổ Lý Uyên |
Chính vì vậy, sau khi suy tính thiệt hơn, Lý Uyên đành phải cắn răng đồng ý khởi binh phản lại nhà Tùy. Được tin, Bùi Tịch mừng lắm lập tức từ trong kho của cung Tấn Dương lấy ra 9 triệu hộc gạo, 5 vạn cuộn lụa, 4 vạn áo giáp để ủng hộ nghĩa quân của Lý.
Ngoài ra, Bùi Tịch cũng đưa đến cho Lý Uyên 500 cung nữ trong cung Tấn Dương để làm quân kỹ (kỹ nữ trong quân đội, những người phục vụ chuyện tình dục cho các tướng lĩnh và binh lính trong quân đội).
3. Sau khi tiêu diệt nhà Tùy, Lý Uyên nhanh chóng thống nhất thiên hạ, bắt đầu xây dựng triều đại nhà Đường kéo dài gần 300 năm, triều đại được coi là thịnh vượng bậc nhất trong lịch sử Trung Quốc.
Người Trung Quốc cổ đại khi khái quát lịch sử các triều đại có một câu ngạn ngữ rằng: Hán thì Kinh học, Tấn thì thanh đạm, Đường thì Ô quy (con rùa), Tống thì Tỵ thế (nước mũi), Thanh thì Lạp thạp (lôi thôi).
Sở dĩ người ta dùng từ “ô quy” để khái quát triều Đường là vì trong chốn cung cấm của triều Đường xảy ra không ít chuyện vượt rào ngoại tình của các cung nữ. Vì thế, không ít Hoàng đế, trên triều đình thì oai phong lẫm liệt, quyền sinh quyền sát thế nhưng lại bị cắm sừng.
Tuy nhiên, trái ngược hẳn với những con cháu của mình sau này, Đường Cao Tổ Lý Uyên lại có được một người vợ rất mực chung thủy, thậm chí là hoàn hảo. Đó là Đậu thị người vợ Lý Uyên cười từ thuở còn là một Lưu Thú bình thường ở đất Thái Nguyên.
Đậu thị vốn là người Thủy Bình, đất Kinh Triệu, cha Đậu thị là Đậu Nghi, là quan Tổng Quản Định Châu, tước Thần Vũ Công, mẹ chính là công chúa Tương Dương, anh trai của vua Vũ Đế nhà Bắc Chu.
Chuyện kể rằng, Đậu thị ngay từ lúc mới sinh ra tóc đã dài tới cổ, 3 tuổi tóc đã đen nhánh dài ngang với thân.
Không chỉ thế, Đậu thị là con gái nhưng lại thích đọc các loại binh thư, liệt nữ truyện và chỉ cần nhìn qua một lượt là nhớ như in.
Chu Vũ Đế rất thích cô cháu gái này thường xuyên cho Đậu thị vào cung sống. Lúc đó, Chu Vũ Đế lấy một người phụ nữ Đột Quyết làm Hoàng hậu, tuy nhiên, ông ta lại rất ghét người phụ nữ Đột Quyết này.
Lúc đó, còn rất nhỏ nhưng Đậu thị đã nói với Chu Vũ Đế rằng: “Hiện tại bốn phương đều không yên, thực lực quân Đột Quyết vẫn còn rất mạnh, hy vọng chú có thể đặt cuộc sống của trăm họ lên trước nhất, quan tâm tới Hoàng hậu Đột Quyết. Chỉ cần có được sự giúp đỡ của người Đột Quyết thì Giang Nam, Quan Đông sẽ không phải là nỗi lo nữa”.
Chu Vũ Đế nghe Đậu thị nói xong rất kinh ngạc, từ đó không tỏ thái độ ghét bỏ với Hoàng hậu Đột Quyết nữa.
Cha của Đậu thị nghe xong chuyện này nói với vợ rằng: “Con gái chúng ta xinh đẹp, bản lĩnh như thế nhất định không thể gả cho một người phàm tục được. Nhất định phải tìm cho được người xứng đáng để làm chồng”.
Vì vậy, khi Đậu thị tới tuổi lấy chồng, Đậu Nghi mới trên bức bình phong trước cửa vẽ hai con chim Khổng Tước rồi cứ mỗi người tới cầu hôn thì đưa cho họ hai mũi tên để họ bắn chim Khổng Tước. Trong lúc đó, Đậu thị ngồi bên trong rèm quan sát những người tới cầu hôn để tìm người đàn ông ưng ý.
Tuy nhiên, đã có tới hơn chục người tới cầu hôn nhưng vẫn chưa ai bắn trung được chim Khổng Tước. Khi Lý Uyên tới, bắn liền hai phát đều trúng vào mắt của hình hai con chim Khổng Tước vẽ trước cửa.
Đậu Nghi thấy vậy mừng lắm. Đậu thị ngồi sau rèm cũng rất ưng Lý Uyên. Do vậy, hai người sau đó đã thành vợ chồng.
Hai người chung sống với nhau nhiều năm, Đậu thị sinh cho Lý Uyên 4 người con trai và một con gái. Con cả là Lý Kiến Thành, con thứ là Lý Thế Dân, con thứ ba là Lý Huyền Bá, con thứ tứ là Lý Nguyên Cát.
Đáng tiếc là Đậu thị lại qua đời quá sớm, không được chứng kiến ngày Lý Uyên đoạt được thiên hạ để lên ngôi Hoàng hậu. Nhưng có lẽ đó cũng là điều may mắn khi Đậu thị không phải chứng kiến cảnh huynh đệ tương tàn vì quyền lực của những người con của mình.
- Phong Nguyệt
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét